Tiểu sử đại tướng Phùng Quang Thanh

Tiểu sử đại tướng Phùng Quang Thanh và cuộc đời binh nghiệp của ông

Đại tướng Phùng Quang Thanh là một tướng lĩnh vô cùng nổi tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông đã có rất nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng đất nước, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Tiểu sử Đại tướng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh sinh ngày 2 tháng 2 năm 1949, mất ngày 11 tháng 9 năm 2021. Ông được biết tới với vai trò là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Đại tướng và từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (giai đoạn 2006 – 2016), Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (2001 – 2006), Ủy viên Bộ Chính trị khóa X và XI, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII, XIII.

Tiểu sử đại tướng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh sinh ra và lớn lên tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc nay là huyện Mê Linh, Hà Nội. Hiện tại gia đình của ông đang thường trú tại số 10, ngõ 9, đường Nguyễn Tri Phương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Ngay từ khi còn nhỏ, sống trong cảnh đất nước đang có chiến tranh đã thôi thúc ông sớm tham gia nhập ngũ khi vừa tròn 18 tuổi.

Con đường binh nghiệp của Đại tướng Phùng Quang Thanh

Từ tháng 7 năm 1967 đến tháng 2 năm 1968: Đại tướng Phùng Quang Thanh đã tham gia nhập ngũ, là chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 20, Sư đoàn 312.

Từ tháng 3 năm 1968 đến tháng 10 năm 1971: Ông giữ các chức vụ Tiểu đội phó, rồi lên tới Tiểu đội trưởng, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Phó đại đội trưởng, Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

Từ tháng 11 năm 1971 đến tháng 7 năm 1972: Đại tướng Phùng Quang Thanh là học viên đào tạo cán bộ tiểu đoàn, thuộc Trường Sĩ quan Lục quân 1.

Từ tháng 8 năm 1972 đến tháng 7 năm 1974: Ông giữ chức vụ Phó tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

Từ tháng 8 năm 1974 đến tháng 12 năm 1976: Đại tướng Phùng Quang Thanh là Học viên đào tạo cán bộ trung đoàn tại Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân).

Tiểu sử đại tướng Phùng Quang Thanh

Từ tháng 01 năm 1977 đến tháng 11 năm 1977: Ông là Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1.

Từ tháng 12 năm 1977 đến tháng 4 năm 1979: Đại tướng Phùng Quang Thanh là Học viên Trường Văn hóa Quân đoàn 1.

Từ tháng 5 năm 1979 đến tháng 12 năm 1982: Ông giữ chức vụ Phó trung đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

Từ tháng 01 năm 1983 đến tháng 10 năm 1983: Đại tướng Phùng Quang Thanh là Học viên đào tạo Trung đoàn trưởng bộ binh cơ giới tại Liên Xô.

Từ tháng 11 năm 1983 đến tháng 4 năm 1984: Ông giữ chức vụ Phó sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

Từ tháng 5 năm 1984 đến tháng 2 năm 1986: Đại tướng Phùng Quang Thanh là Học viên đào tạo tiếng Nga tại Đại học Ngoại ngữ quân sự (nay là Học viện Khoa học Quân sự).

Từ tháng 3 năm 1986 đến tháng 8 năm 1986: Đại tướng Phùng Quang Thanh là Học viên Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).

Từ tháng 9 năm 1986  đến  tháng 7 năm 1988: Ông giữ chức vụ Phó sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng, phụ trách Sư đoàn trưởng, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

Từ tháng 8 năm 1988 đến tháng 2 năm 1989: Ông giữ chức vụ Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Từ tháng 3 năm 1989 đến tháng 7 năm 1989: Đại tướng Phùng Quang Thanh theo học tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật quân sự.

Từ tháng 8 năm 1989 đến tháng 8 năm 1990: Đại tướng Phùng Quang Thanh là Học viên đào tạo chỉ huy tham mưu, Học viện Voroshilov, Bộ Tổng Tham mưu (Liên Xô).

Tiểu sử đại tướng Phùng Quang Thanh

Từ tháng 9 năm 1990 đến tháng 1 năm 1991: Ông là Học viên bổ túc Binh chủng hợp thành, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).

Từ tháng 2 năm 1991 đến tháng 8 năm 1991: Ông được giao phụ trách Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.

Từ tháng 9 năm 1991 đến tháng 1 năm 1994: Ông giữ chức vụ Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

Từ tháng 2 năm 1994 đến tháng 8 năm 1997: Đại tướng Phùng Quang Thanh là Phó cục trưởng, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu.

Từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 1 năm 1998: Đại tướng Phùng Quang Thanh theo Học lý luận chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quân sự.

Từ tháng 2 năm 1998 đến tháng 5 năm 2001: Ông trở thành Tư lệnh Quân khu 1. 

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001), đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ tháng 6 năm 2001 đến tháng 5 năm 2006: Đồng chí Phùng Quang Thanh là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. 

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4 năm 2006), đồng chí Phùng Quang Thanh được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị và được chỉ định là Phó bí thư Quân ủy Trung ương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (tháng 6 năm 2006).

Tiểu sử đại tướng Phùng Quang Thanh

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 1 năm 2011), đồng chí Phùng Quang Thanh tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu lại vào Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đến tháng 4 năm 2016).

Tháng 10 năm 2016: Đại tướng Phùng Quang Thanh đã được Đảng, Nhà nước cho nghỉ theo chế độ.

Đại tướng Phùng Quang Thanh là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa X, XI. Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII.

Đại tướng Phùng Quang Thanh được thăng quân hàm Thiếu tướng tháng 10 năm 1994; Trung tướng vào tháng 11 năm 1999; Thượng tướng vào tháng 6 năm 2003; Đại tướng vào tháng 7 năm 2007.

Do có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Tiểu sử đại tướng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh qua đời

Trong những năm từ 2015 đến 2017, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã gặp phải nhiều vấn đề về mặt sức khỏe, dẫn đến ông không thể tham dự một số hoạt động, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Nguyên do là bởi ông gặp phải chấn thương vùng ngực từ thời chiến tranh, điều đó đã khiến phổi của ông bị xơ hoá một phần. Kết quả sinh thiết không cho thấy ông bị ung thư nhưng lại bị “ho nặng” và xơ hoá phổi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.

Tiểu sử đại tướng Phùng Quang Thanh

Sáng ngày 11/9/2021, theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Phùng Quang Thanh sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù ông đã được Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình cũng đã hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, cộng với tuổi cao, sức yếu, Đại tướng đã từ trần vào hồi 03 giờ 45 phút, ngày 11/9/2021 tại nhà riêng số 10, ngõ 9, đường Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội.

Viết một bình luận