Tiểu sử Trần Đại Quang

Tiểu sử Trần Đại Quang – Nguyên đại tướng quân đội nhân dân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đồng chí Trần Đại Quang mặc dù xuất thân trong môi trường quân đội, thế nhưng ông đã tích cực nâng cao kiến thức, rèn luyện tư tưởng chính trị vững vàng để từ đó có thể dấn thân vào sự nghiệp chính trị, trở thành một trong những lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam.

Tiểu sử Trần Đại Quang là ai?

Đồng chí Trần Đại Quang sinh ngày 12 tháng 10 năm 1956, được biết tới với vai trò là Chủ tịch nước thứ 8 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông còn được biết đến là Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011 – 2016. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ năm 2011 đến 2016.

Tiểu sử Trần Đại Quang

Đồng chí Trần Đại Quang sinh ra và lớn lên tại thôn Lưu Quang, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Cha ông làm nghề đơm đó để bắt cá trên sông, còn mẹ ông làm nghề bán chuối. Ông là con trai thứ 2 trong gia đình có 6 người con, gồm 4 anh em trai Vinh, Quang, Sáng, Tỏ, và 2 chị em gái. Em trai của ông là Thượng tướng Trần Quốc Tỏ nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, từ năm 2016 – 2020 là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nay là Thứ trưởng Bộ Công an.

Ngay từ khi còn nhỏ, do nhà nghèo và cha mất sớm khi em trai út mới sinh được chưa lâu. Vậy nên đồng chí Trần Đại Quang buộc phải giúp đỡ mẹ làm nhiều việc nhà và kiếm tiền nuôi gia đình. Ông được nhận xét là thông minh, hiếu học, chăm chỉ, điềm tĩnh và đặc biệt có vóc dáng cao lớn hơn nhiều so với các bạn bè đồng trang lứa.

Sự nghiệp chính trị của đồng chí Trần Đại Quang

1. Giai đoạn hoạt động trong ngành Công an

Đồng chí Trần Đại Quang vốn tốt nghiệp cấp 3 tại trường Kim Sơn B (nay là Trường THPT Kim Sơn B), ở xã Như Hòa, Kim Sơn, Ninh Bình. Từ tháng 7 năm 1972 đến tháng 10 năm 1972, ông trở thành học viên trường Cảnh sát nhân dân lúc gần tròn 16 tuổi. 

Từ tháng 10 năm 1972 đến tháng 10 năm 1975, ông là học viên Trường Văn hóa Ngoại ngữ Bộ Nội vụ. 

Từ tháng 10 năm 1975 đến tháng 6 năm 1990, đồng chí Trần Đại Quang là cán bộ, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Cục Bảo vệ Chính trị, Bộ Nội vụ.

Từ tháng 6 năm 1990 đến tháng 9 năm 1996, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh rồi Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh.

Tiểu sử Trần Đại Quang

Từ tháng 9 năm 1996 đến tháng 10 năm 2000, đồng chí giữ chức Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh.

Từ tháng 10 năm 2000 đến tháng 4 năm 2006, đồng chí Trần Đại Quang giữ chức Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng An ninh Nhân dân và phong hàm Phó Giáo sư năm 2003.

Từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 01 năm 2011, đồng chí giữ chức Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông được thăng quân hàm Trung tướng An ninh Nhân dân vào tháng 4 năm 2007 và được phong hàm Giáo sư vào năm 2009. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông còn được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Giai đoạn hoạt động chính trị

Từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 7 năm 2011, đồng chí Trần Đại Quang giữ chức Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị; Đại biểu Quốc hội khoá XIII.

Tiểu sử Trần Đại Quang

Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012, đồng chí Trần Đại Quang giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công An Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an. Ông được thăng lên quân hàm Thượng tướng vào tháng 12 năm 2011; Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 4 năm 2016, đồng chí Trần Đại Quang giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công An Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an. Ông được thăng lên quân hàm Đại tướng vào tháng 12 năm 2012; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị vào tháng 01 năm 2016. 

Đồng chí Trần Đại Quang trở thành chủ tịch nước

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII (diễn ra vào tháng 4 năm 2016), đồng chí Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (diễn ra vào tháng 7 năm 2016), ông được bầu lại làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ tháng 4 năm 2016 đến nay, đồng chí giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Tiểu sử Trần Đại Quang

Đồng chí là Uỷ viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá XI, XII; Đại biểu Quốc hội các khoá XIII, XIV.

Do có nhiều công lao đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí Trần Đại Quang đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, huy chương cao quý và Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

Gia đình của đồng chí Trần Đại Quang

Đồng chí Trần Đại Quang lập gia đình với bà Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1958). Hai người quen nhau kể từ khi còn học cấp 3 tại quê nhà của ông ở Ninh Bình. Sau đó khi hai người lên Hà Nội để sinh sống và làm việc thì cưới nhau. Con trai đầu của ông tên là Trần Quân (sinh năm 1984), từng đảm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Tài chính. Từ tháng 8 năm 2021 cho đến nay, Trần Quân hiện đang là Tổng giám đốc kho bạc nhà nước Việt Nam.

Đồng chí Trần Đại Quang không may qua đời

Theo ông Nguyễn Quốc Triệu – Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Trần Đại Quang đã được phát hiện bị nhiễm “virus hiếm và độc hại” kể từ tháng 7 năm 2017 và phải đi Nhật Bản chữa trị 6 lần. Căn bệnh này được cho là chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian. Sau khi hôn mê được gần 1 ngày, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng và qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội vào ngày 21 tháng 9 năm 2018, hưởng thọ 61 tuổi.

Tiểu sử Trần Đại Quang

Lễ viếng của đồng chí Trần Đại Quang được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội vào ngày 26 tháng 9 theo nghi thức quốc tang. Lễ truy điệu được tổ chức vào ngày 27 tháng 9, sau đó đến trưa chiều cùng ngày, linh cữu được đưa về quê nhà tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình để làm thủ tục an táng theo nguyện vọng của gia đình. Nơi an táng của ông giờ đây được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân có nhu cầu tới viếng.

Viết một bình luận