200 BỨC ẢNH SÀI GÒN NĂM 1962

>>Hãy đăng ký kênh Youtube của chúng tôi tại địa chỉ sau để được xem bài viết dưới định dạng video sinh động, với hình ảnh chất lượng cao hơn và để không bỏ lỡ những video mới nhất. https://www.youtube.com/@saigonxin

Xem video trên youtube

Sài Gòn của năm 1962, một Sài Gòn lung linh và xinh đẹp, với người hoa rực rỡ, phồn hoa đô hội với những tà áo dài thướt tha. Sau đây, chúng ta sẽ cùng đến với 200 bức ảnh sài gòn năm 1962. Những hình ảnh này phản ánh chân thực về đời sống của người dân cũng như bối cảnh lịch sử sài gòn lúc bấy giờ.

Chợ Tết sài gòn hơn 60 năm trước đây. Tết Nhâm Dần cũ, nhằm ngày 5-2-1962. Những ánh đèn rực rỡ trên bầu trời đêm, làm bừng sáng đường phố Sài Gòn trong khu vực lân cận chợ trung tâm thủ đô miền Nam Việt Nam, vào ngày 28 tháng 1 năm 1962. Khu vực này được thắp sáng vào thời điểm này trong năm để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Chợ hòa tết Sài Gòn năm 1962. Bạn có phát hiện ra điều đặc biệt, khi con ngựa này có tới 5 cái chân.
Đường Tự Do, khu vực khách sạn Continental Palace
2 Người phụ nữ đang mặc Áo Dài, trang phục phổ biến thời bấy giờ, trước mặt khách sạn Continental Palace
Đường Tự Do 60 năm trước đây, quán Cafe Givral nơi góc phố.
Lối vào Thương xá Passage EDEN và rạp Cinéma EDEN
Người dân sài gòn trên vỉa hè, đang nhìn vào khách sạn Continental
Trang phục áo dài phổ biến. vỉa hè ở đây rất rộng và có nhiều cây xanh.
2 Người phụ nữ đội nón lá và mặc áo dài với nhiều họa tiết đang đi bộ trên vỉa hè.
Bên kia đường là trụ sở quốc hội, công trường Lam Sơn
Vỉa hè trước khách sạn Continental
Tòa Đô Chánh
Trụ sở Quốc Hội, khách sạn Caravelle và Phòng Thông Tin Đô Thành trong cùng một bức ảnh
Ngã tư Lê Lợi, Công Lý, khi đang chờ đèn đỏ
Ngã tư lê Lợi, Pasteur, ở đây cấm đậu xe trong các giờ cao điểm
Đại lộ Hàm Nghi, nhìn từ hướng Công trường Diên Hồng, (bùng binh chợ Bến Thành)
Trên Đường Lê Lợi
Tòa Đại sứ Mỹ, số 39 Hàm Nghi, (góc Hàm Nghi, Võ Di Nguy)
Bệnh Xá của Mỹ, góc Nguyễn Du-Lê Văn Duyệt (nay là góc ND-CMT8)
Trung Tâm Tiếp Huyết sài gòn
Ambassador Hotel nhìn từ sân thượng của Brinks Hotel
Đường Hai Bà Trưng nhìn từ Brinks Hotel. đây là Xưởng chế biến thuốc phiện thời Pháp, thời VNCH là phòng thí nghiệm của Tổng Nha Quan thuế
Đường Hai Bà Trưng, nhìn từ Brinks Hotel. Đây là Trụ sở của Công ty Điện lực
Phía trước xe buýt màu cam ở phía bên phải là ngã tư Trần Hưng Đạo, de-sin, và tòa nhà 2 tầng màu vàng chính là Tòa Hành Chánh Quận Nhì, (nằm ở số 6 Trần Hưng Đạo)
Đường Hai Bà Trưng nhìn từ Brinks Hotel
Phía xa bên phải là Bệnh viện Hải Quân Mỹ, đối diện rạp Hưng Đạo. Ngày nay là Bệnh viện Răng Hàm mặt, (tại đường Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1)
Ở giữa hình là cổng của Nhà thờ Hồi giáo Jamiul Islamiyah, tại số 459 Trần Hưng Đạo, thuộc Phường Cầu Kho
Đây là Trường Trung học Tư Thục Công Lý, nằm trên đường công lý
Trường Colette tại góc Hồ Xuân Hương, Nguyễn Thông, (hình chụp từ bên phía đường Nguyễn Thông). địa chỉ tại số 10 HỒ XUÂN HƯƠNG, Phường 6, Quận 3, nay là TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ COLETTE.
Ngã ba Nguyễn Thông, Hồ Xuân Hương, phía mặt sau trường
Trại Lê Văn Duyệt, nằm trên đường Lê Văn Duyệt, nay là đường cách mạng tháng 8.
Xe thổ mộ, (đây là một loại xe ngựa thời bấy giờ, gồm có một ngựa kéo)
Xe thổ mộ trên đường Lê Văn Duyệt
Cảnh giao thông trên Đường Lê Văn Duyệt năm 1962.
Trang phục của nhân viên phục vụ khách sạn Continental
View sài gòn nhìn từ sân thượng của Brinks Hotel
Đây là Sở Cứu Hỏa Đô Thành nằm trên đại lộ trần hưng đạo
Ngã tư Trần Hưng Đạo, An Bình, Đồng Khánh, nhìn từ khách sạn Đồng Khánh
Nhà hàng Kim Sơn nằm tại góc Lê Lợi, Nguyễn Trung Trực
Dãy nhà nằm trên đường Phạm Ngũ Lão
Đầu đường Hai Bà Trưng, Công trường Mê Linh. Nhìn từ Townhouse Hotel góc ĐƯỜNG Hai Bà Trưng, Thái Lập Thành
Hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ, cập bến Sài Gòn vào ngày 7 tháng 2 năm 1962. Tàu mang theo 21 máy bay thám thính và các máy bay khác, cùng một số phi công lục quân, và nhân viên mặt đất ở Đông Nam Á.
Một người bản địa đẩy một chiếc thuyền nhỏ ra khỏi tàu sân bay USS Breton, cập cảng Sài Gòn vào ngày 10 tháng 3 năm 1962, với một lô máy bay của Hoa Kỳ.

Một cậu bé Việt Nam trèo lên cây cọ ở bờ sông sài gòn, vào ngày 1 tháng 4 năm 1962, để nhìn rõ tàu ngầm Hoa Kỳ USS Bluegill. Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên của Mỹ từng đến miền Nam Việt Nam.
Đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận. Bên trái là chợ Phú Nhuận
2 Chiếc Xích lô trên đường Lê Thánh Tôn, đang chở các bé nhà giàu đi dạo phố
Một chiếc xích lô khác trên Đại lộ Lê Lợi
Người phía trước bức ảnh là ông Ngô Đình Nhu, em trai và cố vấn chính trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đang diễu hành qua sân vận động quốc gia ở Sài Gòn, vào ngày 24 tháng 10 năm 1962. phía dưới là các thành viên nhóm nữ của phong trào thanh niên.
Những chiếc quan tài được phủ cờ, chứa những thi thể của các phi công Hoa Kỳ thiệt mạng ở miền Nam Việt Nam, vào ngày 14 tháng 7. Được trưng bày tại Sân bay Sài Gòn vào ngày 20 tháng 7 năm 1962, nơi các phi công được trao bằng danh dự trước khi lên máy bay về nước. Bốn người đã thiệt mạng khi chiếc trực thăng của họ bị quân đội cộng sản bắn hạ.
Tổng thống Ngô Đình Diệm của miền Nam Việt Nam. Ông Diệm đến Vương Cung Thánh Đường vào Thứ Năm, ngày 5 tháng 4 năm 1962 và được giám mục Nguyễn văn Bình tiếp đón.
Ông Ngô Đình Nhu, anh trai và cố vấn thân cận nhất của Ngô Đình Diệm, trong lễ khánh thành ấp chiến lược Củ Chi, Chủ Nhật, ngày 1 tháng 4 năm 1962.
Đây là Một trong hai chiếc máy bay của Lực lượng Không quân Việt Nam Cộng hòa đang tấn công vào dinh Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. chiếc máy bay này đang bay vòng quanh tòa nhà trong cuộc không kích. 2 chiếc máy bay do hai phi công miền Nam Việt Nam bất đồng ý kiến ​​lái đã ném bom, phóng tên lửa và oanh tạc dinh tổng thống, phá hủy một bên cánh của tòa nhà.

Sông sài gòn nhìn từ khách Majestic về hướng đông bắc.
Viện bảo tàng sài gòn năm 1962
Chùa Lưu Niệm tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Gấu ở Thảo Cầm Viên
3 Chú voi tại sở thú
Dòng sông bên cạnh sở thú
Tòa thị chính tháng 9 năm 1962
Đường Tự Do, tháng 9 năm 1962
Tòa nhà Quốc Hội
Góc Tự Do, Nguyễn Văn Thinh, (nay là Đồng Khởi, Mạc Thị Bưởi)
Khu vực công trường Lam Sơn năm 1962
Tiệm thực phẩm Thái Thạch, là nơi chuyên bán các loại đồ nguội, jambon, phô mai, đồ hộp, bánh kẹo, rượu vang được nhập từ Pháp. Các loại thực phẩm cho các món ăn Tây nếu không tìm được ngoài chợ vô Thái Thạch là có hết. Nhưng vì là đồ nhập cảng nên giá cũng khá mắc, khách hàng phần lớn là dân Tây với giới giàu có. Chủ tiệm là người Tàu rất giàu. Năm người gia trưởng mất, họ quây bạt che kín tiệm, quàn cái quan tài trong tiệm cả tháng trời mới đem chôn, đám tang lớn chưa từng thấy.
Đền Hồi giáo trên đường Thái Lập Thành, (nay là Đông Du). Nhìn từ khách sạn Sài Gòn, tháng 7 năm 1962
Tượng đài Hai Bà Trưng. Theo danh xưng chánh thức thì đó là tượng của Nhị Vị Nữ Anh Hùng Việt Nam,- Hai Bà Trưng nhưng được tác giả tạc cách điệu, đặt ở vị trí pho tượng Đức Hưng Đạo Đại Vương còn tồn tại cho tới nay. Tượng hai bà quay mặt về hướng đường Hai Bà Trưng , ngược với hướng của Đức Trần Hưng Đạo quay mặt và chỉ tay về hướng sông Sài gòn. Tuy nhiên, sau ngày đảo chánh 01/11/1963 , dân Sài gòn cho đó là hình tượng của bà Ngô Đình Nhu và cô con gái Ngô Đình Lệ Thủy, nên đã giựt sập phá hủy .
2 cô gái ăn mặc rất lịch sự, ngồi hóng gió ngoài mé sông Sài Gòn, gác chân lên hàng rào. Phía trước các cô là sân gôn mini.
2 Cậu bé ở gần Bến Bạch Đằng
Xe bus năm 1962. Phía sau các bảng quảng cáo là Ga xe lửa
Xe bus đang di chuyển trên Đường Phạm Ngũ Lão
Góc Khổng Tử, Vạn Tượng. Chỗ cây cao là trường Phước Đức, nay là trường Trần Bội Cơ.  Đường khổng Tử nay là đường Hải Thượng Lãn Ông.
USS Walton, là một tàu hộ tống khu trục được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, sau đó trở lại phục vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1951 đến năm 1968. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm ngoài khơi vào năm 1969. Chiếc tàu này được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên.

Máy bay của Việt Nam Cộng Hòa đang bay qua, ảnh chụp từ một chiếc tàu của hoa kỳ vừa cập bến sông sài gòn. nơi dinh thự của tổng thống ngô đình diệm cách đó không xa đã bị đánh bom.
ông Ngô Đình Diệm dự buổi duyệt binh kỷ niệm lễ Quốc Khánh 26-10-1962, tại Bến Bạch Đằng
Ông Ngô Đình Nhu trong ngày khánh thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, ngày (23/8/1962)
Ông Ngô Đình Nhu tại trong một khóa huấn luyện Ấp chiến lược tại trung tâm Thị Nghè, ngày 2-8-1962
Diễn hành trong ngày Phụ Nữ việt nam năm 1962, (ngày 11-3-1962, tức Mùng 6 Tháng 2 Âm lịch, là ngày giỗ Hai Bà Trưng hàng năm). Ngày 11-3-1962 cũng là ngày khánh thành tượng đài Hai Bà Trưng trong hình.
Hình ảnh tại Bùng binh Bồn Kèn, công trường Lam Sơn, năm 1962
Bà Nhu đang quan sát thiệt hại sau vụ ném bom làm 7 người chết và 47 người bị thương.
Tướng Paul Harkins Bắt Tay Các Sĩ Quan Hải Quân của Việt Nam Cộng Hòa
Đây là chiếc tàu chở các máy bay cánh cố định và 15 trực thăng của quân đội hoa kỳ, cập bến Sài Gòn vào tháng 9 năm 1962, để phục vụ một đơn vị phát triển không quân tại sân bay Tân Sơn Nhất, miền Nam Việt Nam.

Sài Gòn, ngày 26 tháng 10 năm 1962. Một thanh niên Việt Nam đã ném lựu đạn giết chết 6 người và làm bị thương 38 người khác trong ngày lễ kỷ niệm độc lập, gần Tòa thị chính Sài Gòn, bị những người xung quanh dồn vào góc tường. Kẻ tấn công, được cho là thành viên của một tổ sát thủ Việt Cộng, đã bị đám đông đánh đập dã man trước khi bị cảnh sát giải đi.
ảnh chụp THƯ VIỆN ABRAHAM LINCOLN năm 1962
Khách Sạn Continental Palace
Xe bus của trường học khải minh tại ngã tư Tự Do, Nguyễn Văn Thinh
Cảnh bán hàng trên đường phố
Cảnh bán hàng trên đường phố
Trạm xe buýt trung tâm Saigon
Tàu tuần tra của miền nam Việt Nam, (HQ 06), chạy bên cạnh USS Walton
Đường Lê Thánh Tôn. Ngay cạnh trái của hình là Hotel TÂN LỘC. Dãy nhà số lẻ này nằm đối diện với dãy nhà cùng phía Tòa Đô Chánh
Đây là đường Bến Chương Dương, nối dài là đường bến Bạch Đằng, bên trái là Club Nautique và phía trên là ngã tư. Góc trái là đường Trình Minh Thế, còn bên góc phải là Võ Di Nguy.
Đường Trịnh Minh Thế Quận 4, nay là Nguyễn Tất Thành
Trên sân thượng khách sạn Caravelle
Phòng Thông Tin Đô Thành
Cảnh đường phố Sài Gòn, chụp từ góc này có thể thấy rất nhiều cây xanh.

Xe tăng được huy động khi dinh thự của ông Ngô Đình Diệm bị tấn công
đây là Một trong hai chiếc máy bay đã ném bom vào dinh Tổng thống ngày 27/2/1962. Chiếc này do Phạm Phú Quốc lái, bị trúng đạn của Hải quân trên sông Sài gòn nên phải đáp khẩn cấp xuống Nhà Bè, chiếc kia do Nguyễn Văn Cử lái, đã bay thoát được.

ngày 30-4-1962, Chủ toạ buổi lễ thay cờ, Bà phu nhân của tướng Dương Văn Minh, duyệt đội quân danh dự trên một tàu chiến, trước đây là tàu hộ tống của Hải quân Mỹ. Hình ảnh được chụp tại một bến cảng tại Sài Gòn.
Cảnh trên sông sài gòn 1962
trên Nóc khách sạn REX, Sài Gòn, năm 1962
Rạch Bãi Sậy phía sau chợ Bình Tây, hay còn được gọi là Chợ lớn, – Hình chụp từ trên cầu Phạm Đình Hổ. Nơi có nhiều ghe đậu là Cầu Đò, vì do nhiều chiếc đò liên kết để tạo lên một cây cầu.
Những hàng cây cao lớn này trên đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ của sài gòn những năm thập niên 60 và 70 nay không còn nữa. Khu trung tâm sài gòn xưa có một vẻ đẹp sang trọng nền nã của Hòn ngọc Viễn Đông xưa, do các nhà quy hoạch kiến trúc người Pháp tạo nên.
Hình ảnh người dân trong ngày lễ Quốc Khánh năm 1962

Phía trên bên phải là nơi 6 người thiệt mạng do lựu đạn nổ, 19 người khác bị thương

Duyệt binh lễ Quốc Khánh 26-10-1962, tại Bến Bạch Đằng, phía trước Bộ Tư Lệnh Hải Quân
Các cô gái mặc đồng phục màu xanh trong buổi lễ tốt nghiệp chương trình huấn luyện quân sự dành cho nữ giới của miền Nam Việt Nam. Khoảng 600 cô gái trẻ đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự kéo dài một tháng và sẽ được cử đi chiến đấu.
Viện Hải dương học Scrip, Trước kia là đường Nguyễn Thiếp, lâu ngày biến thành Nguyễn Thiệp. ban đầu, con đường có tên là Nguyễn Thiếp, một danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, Ông là người xây dựng nên thủ đô mới của Vương Triều Tây Sơn.
Ngã ba Tự Do,Thái Lập Thành,  Nhà hàng Vũ trường TỰ DO. Nay là ngã ba Đồng Khởi, Đông Du. Bên trái là cửa hàng Vietnam Handwerk, Thủ công mỹ nghệ)
Ngã tư Tự Do, Nguyễn Văn Thinh, nay là ngã tư Đồng Khởi, Mạc Thị Bưởi

Đường trong hình là Thái Lập Thành, nay là đường Đông Du. bên phải là nhà hàng vũ trường Tự Do.
Dãy phố sầm uất, đầy các biển quảng cáo và các cửa hàng san sát nhau trên đường Lê Thánh Tôn năm 1962
Sông sài gòn, Bên kia sông là Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm
Bến Bạch Đằng năm 1962
Cầu tàu trên Bến Bạch Đằng, ngày nay là chổ đậu của tàu cao tốc
Bến cảng Sài Gòn, tháng 6 năm 1962
Phía trước Majestic Hotel
Khách Sạn MAJESTIC. là một trong những khách sạn có bề dày lịch sử nổi tiếng nhất của Sài Gòn và là một khách sạn 5 sao mang kiến trúc Pháp nằm cạnh bến Bạch Đằng.
Khách sạn Majestic được xây dựng vào năm 1925, bởi một thương gia người Việt gốc Hoa, giàu có bậc nhất xứ Sài Gòn, Gia Định lúc bấy giờ là hứa bổn hòa. sự giàu có của ông gắn với nhiều giai thoại bí ẩn, tên của ông còn gắn với nhiều công trình nổi tiếng đồ sộ như, Bảo tàng Mỹ thuật, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm Cấp cứu Sài Gòn, khu nhà khách chính phủ, chợ Bình Tây, chùa Phụng Sơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *