Đại tướng Đỗ Bá Tỵ là một vị tướng lĩnh trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng được đề cử làm Ủy viên thường vụ Quốc hội, đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch Quốc hội trong giai đoạn bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn đương nhiệm chủ tịch.
Tiểu sử Đại tướng Đỗ Bá Tỵ
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ sinh ngày 1 tháng 12 năm 1954 tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Ông được biết đến với vai trò là Đại tướng quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, chuyên phụ trách vấn đề quốc phòng – an ninh; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2016–2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lào Cai.
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ cũng từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2010–2016). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông nguyên là Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nguyên Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt – Trung.
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông cơ bản ở Đan Phượng. Sau này khi lên 15 tuổi, ông theo gia đình đi làm kinh tế mới ở huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Khi tròn 18 tuổi, ông ghi danh nhập ngũ để được phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quá trình phục vụ quân đội của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ
Năm 1972, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ nhập ngũ vào Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ tháng 5/1972 đến tháng 7/1973: Ông là chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn 9, Tiểu đoàn 4 – Trung đoàn 246.
Từ tháng 8/1973 đến tháng 5/1976: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ giữ chức vụ Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 28 – Sư đoàn 10 – Quân đoàn 3.
Từ tháng 6/1976 đến tháng 8/1979: Ông giữ chức vụ Đại đội trưởng, Phó Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trợ lý Tác chiến, Phó Tham mưu trưởng thuộc Trung đoàn 28 – Sư đoàn 10 – Quân đoàn 3 chiến đấu tại Campuchia.
Từ tháng 9/1979 đến tháng 8/1982: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ là Học viên Học viện Lục quân – Bộ Quốc phòng.
Từ tháng 9/1982 đến tháng 4/1983: Ông giữ chức vụ Phó Trung đoàn trưởng – Tham mưu trưởng Trung đoàn 752 – Sư đoàn 355- Quân đoàn 29 – Binh đoàn Sông Thao – Quân khu 2.
Từ tháng 5/1983 đến tháng 8/1987: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ giữ chức vụ Phó Trung đoàn trưởng – Tham mưu trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 192 – Sư đoàn 355 – Quân đoàn 29 – Quân khu 2.
Từ tháng 9/1987 đến tháng 4/1988: Ông làm Phó Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn 29 – Quân khu 2.
Từ tháng 5/1988 đến tháng 6/1989: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ giữ chức vụ Phó Sư đoàn trưởng – Tham mưu trưởng Sư đoàn 345 – Quân đoàn 29 – Quân khu 2.
Từ tháng 7/1989 đến tháng 8/1992: Ông làm Phó Sư đoàn trưởng, Phó Sư đoàn trưởng – Tham mưu trưởng Sư đoàn 313 – Quân đoàn 29 – Quân khu 2.
Từ tháng 9/1992 đến tháng 7/1994: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ là Học viên Chỉ huy Tham mưu cao cấp, Học viện Quân sự cấp cao- Bộ Quốc phòng (nay là Học viện Quốc phòng Việt Nam).
Từ tháng 8/1994 đến tháng 11/1996: Ông làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 355 – Quân khu 2.
Từ tháng 12/1996 đến tháng 02/1999: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ – Quân khu 2, Đại biểu Quốc hội khóa X.
Từ tháng 03/1999 đến tháng 7/1999: Ông là Học viên Học viện Chính trị Quân sự – Bộ Quốc phòng.
Từ tháng 8/1999 đến tháng 01/2000: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ- Quân khu 2.
Từ tháng 02/2000 đến tháng 11/2000: Ông làm Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.
Từ tháng 12/2000 đến tháng 4/2001: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 2.
Từ năm 2001, ông giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2, hàm Thiếu tướng.
Từ tháng 5/2001 đến tháng 01/2007: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ giữ chức vụ Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2.
Tháng 1 năm 2006, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.
Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 2, mang quân hàm Trung tướng thay cho Trung tướng Ma Thanh Toàn.
Từ tháng 02/2007 đến tháng 10/2010: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ giữ chức vụ Tư lệnh Quân khu 2.
Ngày 22 tháng 10 năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Sau khi Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên qua đời, ngày 22 tháng 12 năm 2010, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ được Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ tháng 12/2010 đến tháng 3/2016: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ là Tổng tham mưu trưởng – Thứ trưởng Thường trực Bộ Quốc phòng.
Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ được bầu lại làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
Tháng 5 năm 2011, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa XIII tại đơn vị bầu cử là tỉnh Điện Biên.
Ngày 5 tháng 12 năm 2011, ông được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong quân hàm Thượng tướng cùng với 8 tướng lĩnh cấp cao khác của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1 năm 2016), Đại tướng Đỗ Bá Tỵ là một trong bốn trường hợp quá tuổi, được BCH Trung ương Đảng khóa XI giới thiệu để tái cử và được bầu lại vào BCH Trung ương Đảng khóa XII.
Ngày 5 tháng 10 năm 2015, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong quân hàm Đại tướng.
Ngày 5 tháng 4 năm 2016, tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, ông được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách quốc phòng – an ninh.
Ngày 27 tháng 4 năm 2016, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng để nhận nhiệm vụ mới.
Tháng 5 năm 2016, ông tiếp tục được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa XIV tại đơn vị bầu cử là tỉnh Lào Cai.
Tháng 7 năm 2016, tại Kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIV, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách quốc phòng – an ninh.
Tháng 7 năm 2021, ông thôi chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội và nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1 tháng 12 năm 2021.
Những khen thưởng, vinh danh Đại tướng Đỗ Bá Tỵ
Với nhiều công lao, đóng góp to lớn đối với sự nghiệp của Đảng, Nhà nước. Đại tướng Đỗ Bá Tỵ đã vinh dự nhận được nhiều huân, huy chương cao quý:
– Huân chương Độc lập hạng Nhất
– Huân chương Chiến công hạng Nhất
– Huân chương Chiến công hạng Nhì
– Huân chương Kháng chiến hạng Nhì
– Huân chương Kháng chiến hạng Ba
– Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất
– Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì
– Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba
– Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhì
– Huy chương Quân kỳ quyết thắng
– Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
– Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì
– Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba
– Huân chương Hiệp sĩ Bội tinh đệ Nhất của Hoàng gia Thái Lan