Tham, sân, si, mạn, nghi là gì? Có ý nghĩa thế nào theo quan điểm của Phật giáo?

Tham, sân, si, mạn, nghi được xem như những thứ kịch độc ảnh hưởng đến tâm can của con người, khiến họ khổ đau và ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy làm thế nào mới có thể thoát khỏi những điều này?

Tham Sân Si là gì? Cách buông bỏ tham - sân - si theo Đạo Phật

Tham, sân, si, mạn, nghi là gì?

Đạo Phật có một câu nói nổi tiếng: “Đời là bể khổ”. Tại sao lại có câu nói này, trước hết chúng ta cần xem xét “Khổ” ở đây nghĩa là gì? Chúng ta có tất cả 2 loại “Khổ”, đó là khổ về vật chất hoặc khổ về tinh thần. Khổ về vật chất chẳng hạn như là nghèo khó, bệnh tật, thất nghiệp,… thì chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết được bằng nhiều cách khác nhau, dù cho có mất nhiều thời gian đi chăng nữa. 

Tham sân si trong kinh Pháp cú - Phật giáo A Lưới

Tuy nhiên khổ về tinh thần lại vô cùng khó lý giải, bởi nó thuộc về vấn đề tâm hồn, tâm linh. Ví dụ như cuộc sống có nhiều thứ không được như ý, mọi chuyện chúng ta làm đều thất bại, chúng ta gặp nhiều điều xui xẻo,… Tất cả những điều đó khiến chúng ta đau buồn, dần dần dẫn đến khổ đau. Thực chất khổ về mặt tinh thần chính là đại diện cho “sự cố chấp” của mỗi con người. Chính vì tồn tại sự cố chấp cho nên con người mãi mãi khổ đau mà không thoát ra được.

Gốc rễ của buồn phiền, khổ đau được chia thành tham, sân, si, mạn, nghi. Trong đó tham, sân, si được coi là “tam độc phiền não” mà bất kỳ ai trên đời này cũng có và không thể thoát được. Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của Phật giáo có đề cập đến các định nghĩa cơ bản về tham, sân, si, mạn, nghi cụ thể như sau:

1. Tham là gì?

Đừng để bị lòng tham chi phối

Tham hay chính là lòng tham, sự tham lam, là sự ham muốn quá mức vào những thứ phù phiếm đến mức bản thân bị cuốn theo và đắm chìm đến nỗi không dứt ra được. Lòng tham không có điểm dừng, sự ham muốn có được những thứ mà bản thân ưa thích lại càng khiến cho sinh lòng tham nhiều hơn. Căn nguyên của lòng tham có thể được xuất phát từ chính những nhu cầu của cơ bản của con người về ăn uống (thực), ngủ nghỉ (thùy), sắc đẹp (sắc), tài sản (tài) và danh vọng (danh).

Lòng tham của con người trước hết luôn luôn là vì bản thân họ, sau đến mới là cho gia đình, cho người khác, mở rộng ra là cho xã hội và quốc gia. Thế nhưng rất ít người có lòng tham để giúp đỡ người khác, mà lòng tham thường đi liền với những điều ác độc hơn, đó là sự ghen ghét, sự tranh giành, đấu đá lẫn nhau, chiến tranh loạn lạc, tà tâm, dâm dục,… Tất cả để có thể giành được thứ mình muốn bằng bất cứ giá nào, bất cứ thủ đoạn nào.

2. Sân là gì?

Phật dạy: 3 nguyên tắc vàng giúp con người may mắn, hạnh phúc suốt đời - Phật Giáo Đời Sống

Sân có nghĩa là cơn giận, sự tức giận, lòng thù hận của con người khi không được hài lòng và thỏa ý muốn của bản thân. Sân cũng được hiểu là sự bất bình trước những thứ sai trái hoặc cảm thấy bản thân bị xúc phạm nặng nề nên mượn sự tức giận đó để làm điều sai trái. 

Từ sự giận dữ ban đầu sẽ hóa thành sự oán trách, cảm thấy ấm ức trong lòng. Từ cái ấm ức sẽ biến thành cái cớ để thù hận, rồi là trả thù về sau này. Đức Phật thường dạy: “Sân vốn xuất phát từ sự yêu thích, bảo vệ cái ta hoặc cái của ta. Điều này cũng có thể hiểu rằng cái tôi của mỗi cá nhân”. Bản chất sân không hề xấu, thế nhưng nếu như quá mức có thể gây ra rất nhiều hệ quả thảm khốc.

3. Si là gì?

Sân Si có nghĩa là gì? Bớt sân si cho đời bớt khổ, sống sân si đời như ly không đáy - Chia sẻ đạo phật

Si ở đây được hiểu là sự si mê đến u muội, không sáng suốt dẫn đến các sai lầm tệ hại. Si khiến con người không còn khả năng phân biệt lẽ phải, không phân biệt được đúng sai, tốt xấu gì nữa, từ đó vô tình hoặc cố ý tạo ra những điều không đúng, có hại cho cả bản thân và những người xung quanh.

Sự si quá mức sẽ khiến con người không thể thấy và hiểu được những thói hư, tật xấu đang dần hủy hoại chính bản thân mình, từ đó khiến bản thân sa đà vào những tội lỗi không thể thoát ra được. Si cũng chính là cội nguồn của sự khổ đau không bao giờ kết thúc.

4. Mạn là gì?

Tham Sân Si Mạn Nghi - 5 con rắn độc trong con người | Ngô Minh Tuấn | Học Viện CEO Hà Nội

Mạn chính là sự ngạo mạn, tự mãn hay kiêu căng, cho mình là đúng và duy nhất. Con người thường khi có những điểm vượt trội hơn so với kẻ khác thường sẽ sinh ra tâm lý so sánh hơn thua. Họ sẽ tỏ ra kiêu căng, khinh thường người khác, trở nên tự mãn hoặc coi mình là “cái rốn của vũ trụ”. Mạn khi không được kiểm soát có thể sinh ra sự đố kỵ, thù hằn, ghét bỏ, nặng hơn là dẫn đến hãm hại lẫn nhau và tạo ra khổ đau không đời nào thoát ra được.

5. Nghi là gì?

Nghi chính là nghi ngờ, ngờ vực. Nghi được ví như kẻ thù cuối cùng trong tâm hồn của chúng ta, nó luôn mang lại đau khổ và hình thành vết sẹo tâm hồn không bao giờ lành. Vì con người hay đố kỵ lẫn nhau sẽ dễ dẫn đến nghi ngờ, cho nên họ sẽ bị luẩn quẩn không tìm ra được lối thoát. Vì nghi quá mức nên không thể nhìn ra lẽ phải và những điều đúng đắn. Đáng sợ nhất có lẽ là sự nghi ngờ về khả năng của chính bản thân mình, nghi ngờ chính trực giác của mình rồi từ đó tự kìm hãm và giam cầm chính sự phát triển của bản thân.

Làm thế nào để thoát khỏi tham, sân, si, mạn, nghi? 

Tham Sân Si là gì? Cách buông bỏ tham - sân - si theo Đạo Phật

Tham, sân, si, mạn, nghi về bản chất chính là nỗi khổ về mặt tinh thần của con người, khiến con người luôn chìm đắm không có lối thoát. Muốn thoát khỏi những phiền muộn này thì cần phải có sự thanh thản trong tâm hồn, phải biết cách buông bỏ mọi thứ để bản thân được giải thoát. 

Đức Phật đã từng dạy rằng: Mỗi con người khi sinh ra đều là người lương thiện, thuần khiết và trong sạch như những trang giấy trắng. Vì thế mà tham, sân, si, mạn, nghi không thể nào xuất hiện ngay từ khi con người mới sinh ra được. Có họa chăng chúng được hình thành khi con người sống cùng nhau trong một xã hội phức tạp, những khổ đau và phiền não dần dần tích tụ sẽ dẫn đến tham, sân, si, mạn, nghi mà thôi.

Vậy nên, giữa cuộc sống bộn bề lo âu và đầy sự cạnh tranh, hãy luôn giữ cho tâm hồn mình được trong sạch, thanh thản. Cái gì không giữ được thì đừng cố giữ, cái gì không đạt được thì đừng quá cố gắng, cái gì không là của mình thì vĩnh viễn sẽ không thể là của mình. Học cách chấp nhận hiện tại và buông bỏ sẽ giúp chúng ta trưởng thành và thoát khỏi khổ đau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *