Bản ngã là gì? Định nghĩa về cái tôi theo quan điểm của Phật giáo

Trong mỗi chúng ta đều tồn tại một bản ngã. Tuy nhiên trải qua quá trình trưởng thành và phát triển, mỗi người sẽ có những bản ngã khác nhau. Từ đó hình thành nên tính cách cá nhân của từng người.

Bản ngã là gì? Cách để vượt qua cái tôi cá nhân cực hiệu quả - Coolmate

Vậy bản ngã là gì?

Theo như từ điển Hán – Việt đã phân tích, bản ngã được định nghĩa gồm có:

– Bản: là Bổn (本)

– Ngã: là Tôi (我) 

– Từ đó Bản ngã có nghĩa là chính tôi, chính bản thân mình (本我)  

Bản Ngã Là Gì? 5 Cách Vượt Qua Bản Ngã Của Bản Thân - Shan Health

Hay bản ngã có thể được hiểu ngắn gọn chính là “cái tôi” của mỗi người, ám chỉ cá tính, tính cách riêng biệt của mỗi người. Đồng thời, bản ngã giống như sợi dây vô hình liên kết những ham muốn vô thức của con người với những tiêu chuẩn nhân cách của xã hội. 

Bên cạnh đó, theo nhiều trường phái khác nhau cũng định nghĩa Bản ngã theo những cách khác nhau:

– Đối với triết học, “bản ngã” hay “cái tôi” được hiểu đơn giản đó là cái tôi ý thức hay dễ hiểu hơn chính là “tôi”, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt bản thân mình đối với những người khác.

– Đối với phân tâm học, “bản ngã” hay “cái tôi” được dịch sang tiếng anh là “Ego”, chính là phần mang tính cốt lõi của tính cách, nó sẽ liên quan đến thực tại và chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài xã hội. Theo nhận định của Sigmund Freud, thì “cái tôi”, “nó” (it) và “cái siêu tôi” (superego) là ba miền khác biệt của tâm thức.

Còn theo như Phật giáo, Bản ngã lại có thể được hiểu theo cách sau:

– “Bản ngã” chính là “cái tôi”, được thiết thuyết giống như là một tín ngưỡng riêng biệt, nó sẽ tồn tại mãi mãi với thời gian và không thể bị tác động hay ảnh hưởng bởi bất kỳ quy luật sinh tử nào. Đối với đạo Phật, nhất là là đạo Phật truyền thống nguyên thủy (trường phái Nam Tông, Tiểu thừa), không công nhận sự hiện diện của một “ngã” như trong tâm lý học. Cái mà người ta thường hiểu lầm là “bản ngã” thực chất nó được cấu thành từ phần thân thể là “Sắc” và phần tâm thức là “Danh”. Đồng thời chúng bị biến đổi không ngừng trong từng sát na (Sát na – đơn vị nhỏ nhất của thời gian theo Phật giáo quy ước).

Cách mà bản ngã hoạt động đối với từng người như thế nào?

Bản Ngã Là Gì? 5 Cách Vượt Qua Bản Ngã Của Bản Thân - Shan Health

Về thực chất, “Bản ngã” của mỗi người cũng hoạt động theo một cơ chế thống nhất: Đó là đi từ kiểm soát đến xây dựng và duy trì, cuối cùng là phản chiếu. Sau đó quay ngược lại để bắt đầu một vòng lặp mới. Các giai đoạn cụ thể đó được diễn ra như sau:

1. Kiểm soát

Bản ngã sẽ tự động hóa bản thân vào tất cả những gì nó tin rằng nó đang kiểm soát. Giống như việc bạn đang điều khiển và kiểm soát tâm trí của mình cũng có thể được xem như là một phần của bản ngã.  

2. Xây dựng và duy trì

Bản ngã sẽ muốn bảo vệ những gì mà nó kiểm soát, song song với đó là không ngừng mở rộng chúng. Bởi vì bản chất thực sự của bản ngã chỉ là tạm thời và không có thực, nên nó luôn muốn được kiểm soát nhiều thứ nhất có thể. 

3. Phản chiếu

Bản ngã sẽ không có khả năng tự nhìn nhận, đánh giá chính mình. Lấy ví dụ đơn giản như là bạn sẽ chẳng bao giờ đánh giá bản thân tồi tệ, hay là coi bản thân xấu xí, không đẹp đẽ. Do vậy, bản ngã đã hình thành nên vô số bản ngã khác nhau. Từ đó, bản ngã sẽ tự phản chiếu bản thân thông qua những lời nhận xét, đánh giá từ mọi người xung quanh.  

Liệu một người có tồn tại được nhiều bản ngã hay không?

Bản ngã là gì? Mẹo vượt qua bản ngã và sống thật với chính mình

Ngay từ khi được sinh ra, “bản ngã” hay “cái tôi” trong mỗi con người đã được hình thành và lớn dần lên theo năm tháng. Nó sẽ chịu sự ảnh hưởng bởi môi trường sống và qua những tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Từ đó “bản ngã” hay “cái tôi” dần dần được rèn giũa, học được cách ứng xử, kiềm chế sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không nằm trong những quy chuẩn được xã hội chấp nhận. Giữa những ham muốn vô thức và những quy chuẩn nhân cách mà xã hội đặt ra, “bản ngã” hay “cái tôi” sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải.

“Bản ngã” thực chất không phải là một khái niệm bất biến. Giống như nhà triết học Aristotle từng nói: “Chúng ta về bản chất là những gì chúng ta thường xuyên làm”. Theo đó, thói quen sẽ hình thành nên tính cách, khi thói quen được thay đổi thì tính cách cũng sẽ thay đổi theo. Cho nên, khi con người nhắm tới những mục tiêu khác nhau thì sẽ xuất hiện những thói quen mới, qua đó tạo nên những bản ngã mới. 

Không thể xác định chính xác được rằng liệu một người sẽ tồn tại bao nhiêu bản ngã, bởi nó chỉ là những thứ nhất thời, những thói quen bị hiểu nhầm là tính cách, những tác động của các hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, những vết hằn của hình ảnh thường xuyên diễn ra trong cuộc sống.

Bản ngã sẽ thúc giục nhiều người “lao đầu” vào danh lợi nhằm thỏa mãn cảm giác được kiểm soát và nắm mọi quyền lực trong tay. Bạn sẽ muốn được mọi người quan tâm, chú ý đến mình và mong muốn người khác công nhận. Chúng ta thường có xu hướng phát triển “cái tôi” lớn lên mỗi ngày, thay vì kiềm hãm nó lại. Để rồi chính bản thân chúng ta sẽ ngày càng mệt mỏi và không biết được chúng ta cần gì và muốn gì.

Một số người cho rằng nếu thiếu đi “bản ngã” hay “cái tôi” thì mọi việc trong cuộc sống sẽ trở nên “ổn thỏa”, “bình thường”. Tuy nhiên, sự cố gắng phát triển bản thân không đồng nghĩa với “bản ngã” hay “cái tôi” cá nhân. Chúng ta mỗi ngày đều phải làm việc, sinh hoạt và tận hưởng những điều tốt đẹp. Đây là một vòng lặp mà tất cả mọi người đều phải trải qua. Vì vậy ta cần quên phần bản ngã để mà hòa nhập với cộng đồng, để thấy được rằng giữa người và ta không hề có sự khác biệt, từ đó mới giúp ta có thể trở thành một người tự do tự tại, an nhiên được.

Bản ngã lớn quá rất khó để tu hành

Bản ngã nghĩa là gì? Cách để khiến bản thân trở nên tốt hơn

“Bản ngã” hay “cái tôi” mà lớn quá sẽ giống như cây đèn pin mà có thể chiếu rất là xa. Tùy theo mỗi người chấp nhận bản ngã của họ khác nhau. Có người thì cố chấp vào địa vị, danh vọng tiền bạc, nhà. Có người lại cố chấp vào dòng họ thân quyến, gia đình,… Có người lại cố chấp rằng những thứ này là của ta, thuộc về ta. Tất cả những cái gốc chấp ngã đó đều xuất phát từ trong thâm tâm mỗi người.

Do đó nếu như “bản ngã” hay “cái tôi” mà càng lớn thì sẽ càng tỏa ra xa, chấp ngã càng nặng. Khi có ai nói gì, làm gì đụng chạm đến những điều chúng ta cố chấp, lúc đó tâm chúng ta sẽ thấy tức giận, tự ái,… vì cảm thấy bản thân đang bị xúc phạm. Chính vì lẽ đó mà bản ngã quá lớn sẽ rất khó để tu hành.

Cách để tìm ra bản ngã của chính mình

Đi tìm bản ngã của chính mình là một cuộc hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, tìm tòi ra sự thấu hiểu bản thân, đồng thời chúng ta phải nhận thức rõ được rằng: “Tôi là ai?”, “Tôi muốn gì?” và “Tôi cần điều gì trong cuộc đời này?” Mọi sự cố chấp, tranh giành và bấp bênh trong cuộc đời đa phần đều bắt nguồn từ chính suy nghĩ, nhận thức bên trong mỗi chúng ta. 

Bản ngã là gì? 5 cách đơn giản, hiệu quả vượt qua bản ngã bản thân | AIA Vietnam

Do đó, để có thể tìm ra được bản ngã của chính mình, bạn cần học cách vượt qua bản ngã của chính mình trước và hướng đến những điều tích cực trong xã hội:

– Đầu tiên, bạn nên học cách biết chấp nhận sự thật, hãy ngừng đổ lỗi cho số phận và oán trách người khác. Việc oán trách sẽ không bao giờ thay đổi được những thứ đã xảy ra. Thay vào đó, bạn hãy thử tìm cơ hội cho bản thân từ những sai lầm đã trải qua, từ đó rút ra được những bài học quý giá và biến đau thương thành động lực để phát triển mỗi ngày, nhờ vậy mà bạn mới có thể vượt qua bản ngã của chính mình. 

– Tiếp theo, bạn hãy sống hết mình và trọn vẹn với ngày hôm nay. Vì quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hiện tại mới chính là khoảng thời gian mà bạn cần trân quý.

– Cuối cùng, bạn cần ngừng so sánh bản thân mình với người khác. Đặc biệt với những người tài giỏi hơn mình. Vì chúng ta chỉ nên nhìn vào họ để làm tấm gương để học hỏi và noi theo. Sự so sánh sẽ không giúp bạn tốt hơn mà ngược lại nó còn khơi dậy “cái tôi” tiêu cực của bạn, khiến bạn trở nên ganh ghét, đố kỵ, tức giận với người khác. 

Cách vượt qua bản ngã để có thể tĩnh tâm

Bản Ngã Là Gì?, Khoa Học Tâm Linh

Để có thể vượt qua được bản ngã của chính mình, bạn có thể tĩnh tâm theo những cách sau đây:

1. Thiền tịnh

Thiền chính là phương pháp tốt nhất để có thể giúp bạn tĩnh tâm. Thiền tịnh như một cánh cửa để bạn có thể đi vào nơi sâu nhất bên trong của tâm hồn. Trong thiền tịnh, bạn sẽ được kết nối với sự im lặng của bản thân và từ đó có thể gạt bỏ đi những lời nói và suy nghĩ của chính mình.

2. Cầu nguyện

Nếu như thiền tịnh là để chuyện trò với tâm hồn thì những lời cầu nguyện sẽ giúp bạn giao tiếp với bản ngã cao hơn. Đồng thời nó sẽ hướng dẫn tinh thần của bản thân gửi lời cảm ơn về tất cả những gì bạn đã nhận được trong cuộc sống này đến với vũ trụ. Hãy cầu nguyện mỗi ngày để kết nối được với tình yêu, trí tuệ và sức mạnh bên trong bạn. Từ đó giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn bao giờ hết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *