Tứ Diệu Đế là gì? Ý nghĩa Khổ Tập Diệt Đạo trong Tứ Thánh Đế

Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế được coi là cốt lõi, xương sống của toàn bộ giáo lý Phật pháp hiện nay. Tất cả những giáo pháp của Đức Phật từ trước đến nay đểu là sự phát triển mở rộng ra từ chính Tứ Diệu Đế. Vậy chúng thực chất là gì?

Tứ Diệu Đế Diễn Nghĩa - Phật Học Cơ Bản - THƯ VIỆN HOA SEN

Tứ Diệu Đế là gì?

Trong quan điểm của Phật giáo, Tứ Diệu Đế hay còn được gọi là Tứ Thánh Đế, là “những sự thật của bậc thánh”. Chúng chính là những sự thật hay những cái có thật cho “những người xứng đáng về mặt tâm linh” do chính Thích Ca Mâu Ni Phật phát hiện và chiêm nghiệm ra. Các sự thật của bậc thánh sẽ bao gồm như sau:

Tứ Diệu Đế

  1. Khổ đế (dukkha: sự không thỏa mãn, sự đau đớn): Là một tính chất bẩm sinh khi tồn tại trong các cảnh luân hồi.
  2. Tập đế (samudaya: nguồn gốc, sự sanh khởi hay là “nguyên nhân”): Cùng với khổ đế sinh ra ái (taṇhā). Trong khi ái (taṇhā) được dịch một cách truyền thống trong các ngôn ngữ phương tây là “nguyên nhân” của khổ (dukkha), ái còn có thể được xem là yếu tố buộc chúng ta vào khổ, hoặc là một phản ứng với khổ, cố gắng để thoát khỏi nó.
  3. Diệt đế (nirodha: sự đoạn diệt, sự chấm dứt, sự giam cầm): Khổ có thể được chấm dứt hoặc được ngăn chặn bằng sự từ bỏ hoặc cắt đứt quan hệ với ái (taṇhā). Sự từ bỏ ái sẽ giải thoát khỏi sự trói buộc của khổ.
  4. Đạo đế (magga: Bát chánh đạo): Là con đường dẫn đến sự từ bỏ, sự đoạn diệt ái (tanha) và khổ (dukkha) để được đắc đạo.

Tứ Diệu Đế

Sự ra đời của Tứ Diệu Đế

Sự ra đời của Tứ Diệu Đế theo các điển tích của Phật giáo có thể được kể như sau: Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ Đề, Thái tử Tất Đạt Đa đã thành tựu nên được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề và trở thành bậc Chính Đẳng Chính Giác, lấy biệt hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã chứng đạo tối thượng, thể nhập chân lý của pháp giới, thấu tỏ ra được 4 sự thật của thế gian, chính là Tứ Diệu Đế về sau này. Khi đó, tâm Ngài lắng trong thanh tịnh, diệt trừ hoàn toàn mọi đau khổ, uế tạp và phiền não ở trong tâm.

Ý nghĩa sâu sắc của giáo pháp Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế

Với lòng từ bi vô tận, Đức Phật Thích Ca muốn đem sự thật căn bản ấy thuyết giảng, giáo hóa cho khắp muôn loài trên thế gian này để có thể đưa chúng sinh thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Do đó, Tứ Thánh đế được Đức Phật thuyết giảng ngay trong bài kinh đầu tiên, hay còn được gọi là chuyển bánh xe Pháp. Đồng thời Ngài còn thuyết giảng trong bài kinh chuyển Pháp luân khi Đức Phật đến thành Ba La Nại, đến vườn Nai để thuyết Pháp độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như. Ngài đã độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như chứng quả và giác ngộ được giải thoát. Từ đây, Tăng đoàn đầu tiên đã được thành lập, mở ra con đường hoằng dương của Phật pháp rộng lớn sau này.

Bốn sự thật của sự khổ đau và thoát ly theo quan điểm của Phật giáo

Tứ diệu đế (bốn sự thật màu nhiệm) trong Phật giáo là gì?

1. Khổ đế – Sự thật của khổ đau

“Khổ” ở đây là để chỉ tất cả những gì mà mình không ưa thích, khiến mình khó chịu đựng khó kham nhẫn, làm bản thân mình mệt mỏi căng thẳng, chán nản đau đớn và muốn chối bỏ, xua đuổi. Còn “Đế” ở đây là để chỉ chân lý bất di bất dịch không bao giờ thay đổi.

Như vậy, “Khổ đế” có thể hiểu đơn giản đó là sự thật về bản chất của sự đau khổ trên cõi đời này. Đây là một bài pháp màu nhiệm của Đức Phật về nỗi khổ đế ngay khi chúng ta trực diện nhìn nhận nỗi khổ mà không hề né tránh hay chối bỏ nó. Nhờ đó mà chúng ta có thể học hỏi thêm nhiều điều từ khổ đau, đạt được sự tự do tự tại, có thể giải thoát khỏi khổ đau.

Hiện nay có 8 nỗi khổ lớn nhất mà chúng sinh nào cũng gặp phải. Dẫu chúng ta có làm vua, làm quan hay làm gì đi chăng nữa thì cũng đều khổ, đều chịu quy luật vô thường mà khổ. Cụ thể 8 nỗi khổ đó bao gồm:

1.1. Sinh là khổ

Khi mang thai, người mẹ và thai nhi trong bụng mẹ đều phải trải qua sự đau khổ. Thai nhi trong bụng mẹ như là ở trong ngục tù trong suốt chín tháng tối tăm, nhầy nhụa, chịu đủ thứ nóng lạnh trên đời. Còn người mẹ ăn nóng thì bị nóng, ăn lạnh thì bị lạnh. Bản thân người mẹ cũng vất vả, nặng nề, khó nhọc khi mang nặng, đẻ đau.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết được rằng cửa sinh là cửa tử, cho nên rất nhiều người phụ nữ khi sinh con xong là mất mạng. Khi đứa con ra đời tiếp xúc với môi trường bên ngoài khiến nó rất đau đớn, khác lạ nên sẽ khóc ngặt. Ngoài ra, sau khi sinh ra và lớn lên thì chúng ta phải làm việc vất vả, làm ngày làm đêm để nuôi sống bản thân cùng người thân. Vậy nên Đức Phật mới dạy rằng sinh ra đời chính là khổ.

1.2. Già là khổ

Khi chúng ta bước qua tuổi trung niên thì đã bắt đầu thấm thía được sự già yếu là khổ, bởi khi ấy cơ thể đã có sự xuất hiện những biểu hiện: Mắt mờ, tai điếc, xương yếu, tay mỏi, gối chùn, lưng còng, lú lẫn,… Bởi khi về già thì con người sẽ mất hết giá trị, cho nên già chính là khổ và không ai mong muốn bị già đi cả.

1.3. Bệnh là khổ

Khi bị bệnh là vô cùng khổ, cho nên không ai trên đời này lại mong muốn bị bệnh. Chúng ta thường hay mắc phải những bệnh do virus, môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể,  hoặc có bệnh ngay tự thân mình sinh ra khiến chúng ta vô cùng đau đớn. Không một ai là không trải qua bệnh tật, nếu không mắc bệnh nọ thì cũng sẽ mắc phải bệnh kia, điều đó khiến chúng ta rất đau khổ và sợ hãi.

1.4. Chết là khổ

Cái chết là dấu chấm hết cho hành trình của một đời người. Chết là buông bỏ, hai bàn tay trắng để ra đi trong vô định, không biết đi về đâu. Chính vì thế mà bản thân sẽ sinh ra sợ hãi, sợ phải chết. Khi chết rồi thì tất cả công danh, của cải, tài sản, vợ con đều phải bỏ lại. Cho nên chết là một sự khổ đau của chúng sinh, bất kể ai trên đời này đều không tránh được cái chết.

1.5. Cầu bất đắc khổ

Đó là những cầu mong của chúng ta mỗi khi đi lễ chùa, đi đền, đi khấn vái những không bao giờ được toại nguyện, dù cho có mong cả trăm nghìn điều đi chăng nữa. Chính vì không được toại nguyện cho nên chúng ta khổ mà còn có khi nhận lại điều oan trái đi rất nhiều. Ví dụ như là cầu mong có con trai thì chỉ có được con gái; hoặc cầu mong thành danh, quyền cao chức trọng nhưng chỉ được có một chút xíu.

1.6. Ái biệt ly khổ

Những người mà chúng ta yêu thương, quý mến lại phải xa lìa chúng ta là khổ. Trong gia đình mà có cha mẹ ly thân, ly dị; bạn bè, người yêu đi phương xa;… sẽ khiến bản thân mình đều khổ. Bản thân lại muốn người thân, người yêu ở bên cạnh, nhưng sự đời không suôn sẻ mà luôn trái ý mình cũng sẽ khiến bản thân đau khổ.

1.7. Oán tắng hội khổ

Oán tắng hội khổ có nghĩa là ghét nhau, không ưa nhau thế nhưng lại ở gần với nhau. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này trong cuộc sống. Nhiều lúc không biết nhân duyên sắp đặt thế nào mà khiến cho những con người vốn không ưa gì lẫn nhau thì lại phải ở cùng với nhau. Đó chính là cái khổ của chúng ta.

1.8. Ngũ ấm xí thịnh khổ

Ngũ ấm xí thịnh khổ bao gồm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nếu như ngũ ấm cường thịnh quá thì cũng khổ, mà suy quá thì cũng khổ. Chúng ta hay bị chính ngũ ấm này thiêu đốt ngày đêm, nó thiêu đốt hàng ngày bởi tất cả dục vọng ham muốn của con người, làm cho chúng ta khổ.

Trọn Vẹn Giáo Pháp Phật Giáo Cốt Lõi Nhất: TỨ DIỆU ĐẾ - 4 SỰ THẬT MÀU NHIỆM | MỘT THÚ VỊ - YouTube

2. Tập đế – Nguyên nhân của khổ đau

Tập đế là chân lý thứ hai của Tứ Diệu Đế. Tập đế cho chúng ta biết được rõ nguyên nhân của đau khổ là gì, cùng với thủ phạm đứng sau đau khổ mà chúng ta phải chịu ở Khổ đế. Nguyên nhân chính dẫn đến đau khổ đó là vô minh và ái dục. Ái dục là sự tham lam, đắm chìm, bám víu vào ngũ dục lục trần. 

Vô minh đó là chấp thủ về cái ta, cái của ta; chấp thủ về tôi, cái của tôi; bám chấp, cho rằng cái của tôi là thật. Vô minh và ái dục chính là gốc rễ sâu xa để sinh ra đau khổ cho chúng ta trên đời này. Từ vô minh sẽ sinh ra tham, sân, si khiến chúng ta luôn phiền não.

Tham, sân, si là ba phiền não căn bản khiến con người chúng ta luôn trầm luân với sự khổ đau. Sự vô minh mù mờ còn khiến chúng ta bám chấp vào cái tôi và tất cả những gì chúng ta cho rằng thuộc về tôi. Sự tin tưởng một cách sai lầm vào bản ngã sẽ khiến chúng ta phân biệt ta người, từ đó mọi yêu ghét buồn vui, mọi tư tưởng tình cảm sẽ đối đãi phát khởi. Nhờ đó mà bức tranh luân hồi khổ đau từ đó được vẽ nên trong mỗi người. Chúng ta không hiểu rằng mọi sự vật hiện tượng trên thế gian này đều là vô thường và biến đổi từng phút giây, tất cả đều nương vào nhau mà sinh khởi, không một cái nào có tính riêng biệt, độc lập.

Sự bất chấp là gốc rễ khởi phát cho lòng tham, tính vị kỷ cũng như tâm sân hận, tật đố kỵ và các phiền não khác. Chúng ta luôn cho “tôi” là tâm điểm, vì thế mà ta sẽ luôn tham lam vun vén để chạy theo những nhu cầu bất tận của bản thân. Lòng tham khiến ta tìm mọi cách thỏa mãn tham vọng cá nhân, kể cả làm những việc bất chính gây chà đạp, gây đau khổ cho người khác. Chính vì tham mà gia đình ly tán, anh em bất hòa, bạn bè xung đột. Tội ác và bạo lực xảy ra khắp nơi cũng đều bắt nguồn từ tham vọng ích kỷ của con người. 

Ngoài ra tâm tham lam càng mạnh mẽ thì sân hận sẽ càng có nhiều điều kiện để phát khởi, do ham muốn không được thỏa mãn đầy đủ. Chính vì bám chấp vào “cái tôi” cố hữu, chúng ta luôn tự đồng hóa với những cảm xúc của chính mình và trở thành nô lệ cho những cảm xúc không nên có như tham lam, sân hận, đố kỵ, kiêu mạn. Cuộc sống của chúng ta vì vậy mà đau khổ trầm luân không lối thoát.

Hiểu Tứ Diệu Đế Có Thoát Nổi Luân Hồi? | Thế Giới Cổ Đại - YouTube

3. Diệt đế – Cách để chấm dứt khổ đau

Diệt đế là chân lý thứ ba của Tứ Diệu Đế. Chữ “Diệt” ở đây tức là tiêu diệt, diệt hết, không còn nữa. Chân lý này nói về cách để có thể tiêu diệt, chấm dứt mọi khổ đau trên thế gian này. Trạng thái giải thoát đó thường được gọi dưới cái tên Niết bàn tịch diệt. 

Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng, Niết bàn thực chất không phải một cõi, một nơi nào đó xa rời thế gian này, cũng không thể hiểu một cách máy móc rằng nơi đó chỉ có sự trống rỗng, vắng lặng, diệt trừ hết tất cả chẳng còn gì tồn tại, hiện hữu. Mà chúng ta nên hiểu rằng Niết bàn là sự chấm dứt hoàn toàn của khổ đau, là sự vắng mặt của tham, sân, si, là nơi mà các phiền não sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, không còn có sự khổ đau nữa.

Tứ Diệu Đế nghĩa là gì? - YouTube

4. Đạo đế  – Con đường đạt được khi chấm dứt khổ đau

Đạo đế là chân lý thứ tư của Tứ Diệu Đế. Chân lý này cho chúng ta biết được cách để chấm dứt được khổ đau, hay cách để có thể lên được cõi Niết bàn. Con đường này muốn đạt được sẽ bao gồm những cách thức sau đây:

4.1. Trí tuệ thông suốt nhìn được bản chất của sự sống

Khi đã được Đức Phật chỉ bày về bản chất của sự khổ đau trong cuộc sống, cũng như những nguyên nhân dẫn đến khổ đau, chúng ta cần phải suy ngẫm rõ ràng để có thể hiểu rõ hơn Phật pháp. Chỉ khi có được hiểu biết đúng đắn, chúng ta mới có thể bước tiếp và đi đúng hướng trên con đường tu tập. Nếu như chúng ta vẫn chưa thể nhận thấy một cách sâu sắc rằng cuộc đời này, mọi thứ trên thế gian này cũng như chính thân tâm chúng ta đều chịu sự chi phối của quy luật vô thường. Bởi vậy, trí tuệ thông suốt để hiểu biết đúng đắn cũng được đề cập tới như là “chính kiến”, yếu tố đầu tiên của Bát chính đạo.

HIỂU RÕ TỨ DIỆU ĐẾ - NỀN TẢNG MỌI CON ĐƯỜNG TU TẬP - BÌNH AN TRỌN ĐỜI

4.2. Bát chánh đạo

Bát chánh đạo chính là những chỉ dẫn của Đức Phật về cách thực hành tu tập nhằm đưa chúng ta thoát khỏi mọi bám chấp và vọng tưởng, giúp hiển lộ trí tuệ hiểu biết thông suốt, đúng đắn, từ đó giúp thoát khỏi khổ đau. Bát chánh đạo bao gồm:

– Chánh chi kiến: Sự hiểu biết chân chính, nhận thức một cách chính xác, đúng đắn.

– Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng đắn dựa trên cơ sở của chánh kiến, từ nhận thức ban đầu chánh kiến chúng ta phải có tư duy đúng đắn.

– Chánh ngữ: Hay còn gọi là lời nói chân chính. Từ tư duy đến ngôn ngữ, tư duy chân chính mới có thể nói chân chính, lợi ích; không nói những lời ác, lời tổn hại đến người khác.

– Chánh nghiệp: Tức là tạo nghiệp chân chính. Thông thường chúng ta có ba nghiệp ở nơi thân tâm này: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

– Chánh mạng: Tức là nuôi sống mạng sống của mình chân chính, không bằng những nghề nghiệp ác, nghề nghiệp tà.

– Chánh tinh tấn: Là sự nỗ lực, chăm chỉ một cách đúng đắn.

– Chánh niệm: Là sự suy nghĩ, nhớ nghĩ những điều đúng đắn.

– Chánh định: Là sự thiền định đúng đắn, giúp chú tâm, giảm phiền não, từ đó giúp trí tuệ trở nên sáng suốt.

Đạo Phật trong tôi phần 7 - Khái niệm Bát Chánh Đạo (Tứ Diệu Đế/ Diệt Đế/ Bát Chánh Đạo)

4.3. Cách để đạt được trí tuệ sáng suốt

Để có thể tiến bộ trên con đường tâm linh, chúng ta cần phải có một nền tảng tu học thật sự vững chắc dựa trên việc lắng nghe, suy ngẫm và thực hành giáo pháp nhà Phật hiệu quả. Đầu tiên, chúng ta phải bắt đầu bằng việc lắng nghe các giáo pháp để có được kiến thức đúng đắn nhất. Tiếp đến, chúng ta cần suy ngẫm và tư duy về những gì đã học được cho đến khi hiểu được giá trị của giáo pháp mang lại.

Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta cần thực hành thiền định, quán chiếu sâu xa về giáo pháp để thực chứng giáo pháp. Khi cả ba bước lắng nghe, suy ngẫm và thiền định này đã được thực hiện một cách chính xác và đúng theo giáo pháp, sự thực hành của chúng ta sẽ tự nhiên trở nên đầy đủ và mang lại lợi ích cho bản thân. Nếu không biết lắng nghe, tư duy rồi thực chứng giáo pháp qua thực hành thiền định, chúng ta sẽ có những kiến thức sai lệch hoặc tri thức nông cạn, dẫn đến việc thực hành giáo pháp không đúng đắn, chính xác hoặc không mang lại lợi ích nào đáng kể.

Phương pháp cốt yếu của con đường đạo pháp đó chính là phát triển trí tuệ. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần phải liên tục nuôi dưỡng việc lắng nghe, suy ngẫm, thiền định. Cả ba phẩm chất này cần phải được phát triển đồng đều và thường xuyên thì mới đem lại sự giác ngộ, làm hiển lộ trí tuệ căn bản và tiêu trừ đi được sự vô minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *