4 Cách sám hối tại nhà mỗi ngày để hóa giải nghiệp chướng, tội lỗi

Trên đời này không có ai là trong sạch tuyệt đối, luôn luôn tồn tại những lỗi lầm khó có thể tha thứ. 4 Cách sám hối được đề cập ngay dưới đây là những biện pháp giúp trút bỏ cảm giác tội lỗi, cho lòng được thanh thản, nhẹ nhàng.

Sám hối nghiệp chướng - Phật Giáo Bạc Liêu

Sám hối là gì?

Đức Phật đã dạy rằng, trên đời này không có ai là hoàn toàn trong sạch, không giống loài nào có thể dứt được hết mọi tội lỗi. Đã là cõi trần tục thì làm sao có thể sạch sẽ mà không có tà tâm, tội lỗi được. Chính vì ở trong cõi trần tục quá lâu sẽ khiến con người dễ bị vẩn đục bởi những cám dỗ. Nó khiến con người ta mờ mắt mà không thấy được sự đúng đắn, nó làm bẩn thỉu tâm hồn khiến ta không thấy được chân tâm.

Nếu như con người muốn thoát ra được khỏi những tội lỗi, vẩn đục gây ra bởi cám dỗ thì phải tìm ra được phương pháp giúp tẩy trừ, thanh lọc cho hết những thứ đó, đạo Phật gọi là sự sám hối. “Sám” tức là ăn năn với lỗi lầm đã gây ra, còn “Hối” tức là hứa không phạm phải những lỗi lầm đó nữa, quay đầu hối cải. Từ đó cụm từ “Sám hối” để chỉ về việc ăn năn, quay đầu hối cải, không mắc phải lỗi lầm đó thêm một lần nào nữa. Nếu như sau này có tái phạm rồi lại xin chuộc lỗi, thì đó không còn được coi là sám hối nữa.

SÁM HỐI - Thư viện Quang Tử

Ý nghĩa, lợi ích của việc sám hối là gì?

Khi sám hối đúng Pháp dựa trên tinh thần quán xét lại tội lỗi mà bản thân mình đã gây ra và thành tâm ăn năn, hối cải, tự mình cải thiện để không bao giờ lặp lại tội lỗi đó nữa. Đó mới chính là ý nghĩa thực sự của việc sám hối trong đạo Phật.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phổ Hiền Bồ Tát đã từng nói: “Nếu tội của chúng sanh có hình tướng, thì tất cả hư không cũng không thể chứa hết”. Bởi tội lỗi là từ tâm sinh ra, không có hình tướng cho nên chúng ta phải diệt trừ tội lỗi ngay từ trong tâm thì mới hiệu quả, tức là phải dùng tấm lòng thành kính để hối lỗi.

Bài sám hối nên đọc trước khi ngủ

Nếu như sám hối mang ý nghĩa đơn giản chỉ bày tỏ lòng hối hận vì những gì mà bản thân mình đã làm với chính mình, với người khác, với chúng sinh hoặc với thứ gì đó, và hứa sẽ từ bỏ những lỗi lầm từ nay trở về sau. Tuy nhiên hãy thành thật nhìn lại xem tội lỗi mà bản thân ta gây ra đã thực sự hết hay chưa? Tất nhiên là chưa hề, vì thế mà việc sám hối có hết tội lỗi hay không nó còn đòi hỏi cả một quá trình còn lại của bản thân ta, liệu ta có thực sự tốt lên hay không, đó mới phù hợp trong ý nghĩa bày tỏ sự sám hối, ăn năn hối cải.

Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp đó là phải nhận biết được lỗi lầm đã tạo ra, từ đó ăn năn sửa lỗi và hứa không được làm những điều này về sau nữa. Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi, bởi vì họ luôn bị gắn chặt bởi chấp niệm và chấp ngã. Chấp niệm chính là cứ luôn tự cho mình là đúng trong bất kể việc gì, còn người khác luôn luôn sai. Chấp niệm với bảo thủ có những nét tương đồng với nhau. Chấp ngã là đề cao cái tôi của bản thân mình, dù cho có thấy được lỗi lầm nhưng không chịu nhận lỗi vì sợ làm mất đi giá trị của bản thân, dễ bị người khác coi thường. Do đó đối với những đối tượng này, ăn năn hối cải rất khó có thể thực hiện.

Ý nghĩa chân chính của sám hối đó chính là song song với việc bản thân phải nhìn nhận được lỗi lầm mà mình đã tạo ra, phải thường xuyên chính niệm tỉnh giác đánh bật gốc rễ thành kiến, phiền não. Dù cho có thể nào đi nữa, luôn làm chủ lời nói, hành vi của mình và nghĩ nhiều đến lợi ích chung cao đẹp hơn.

4 Cách sám hối tại nhà mỗi ngày để hóa giải tội lỗi, nghiệp chướng

4 Cách Sám Hối Tiêu Tan Nghiệp Chướng - DecorNow

Không phải cứ khi nào sám hối thì chúng ta lại quỳ, lạy, vái, cầu xin,… Như thế chỉ là một cách hùa theo người khác để mong được tha thứ, không thật tâm. Sau này rất dễ tái phạm và lại quỳ, lạy, vái, cầu xin,… tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn. Theo như quan điểm của đạo Phật, tùy thuộc vào căn cơ của từng người mà sẽ có những cách sám hối khác nhau. 

Đức Phật đã dạy rằng, tội lỗi do tâm của con người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt được. Kẻ gieo nhân nào thì gặt quả đó. Tội lỗi đã từ tâm tạo ra thì cũng phải từ tâm mà sám hối. Muốn hết tội, chúng ta phải y theo những pháp Sám hối chân chính của Đạo phật mà thực hành. Trong Đạo Phật, có 4 cách sám hối cơ bản sau đây:

1. Tác pháp sám hối

Đây là pháp sám hối thuộc về sự trong 4 cách sám hối, phải lập giới đàn và thỉnh thanh tịnh Tăng để chứng minh, nên gọi là tác pháp. Khi vào giới tràng, bản thân người sám hối phải thành thật khai báo tội lỗi một cách thành khẩn, quyết ăn năn và thề nguyện về sau không tái phạm nữa. Một khi thành kính sám hối như vậy xong, giới thể sẽ được thanh tịnh, tội lỗi từ đó cũng sẽ được hóa giải.

2. Thủ tướng sám hối

Pháp sám hối này thuộc về sự và khó hơn tác pháp trong 4 cách sám hối. Sám hối theo thủ tướng thuộc quán tưởng, chỉ dành cho những người tu hành có trình độ cao, không dành cho những người muốn tự thực hiện tại gia. Muốn sám hối theo pháp này, người thực hiện phải đến trước Tượng Phật hay Bồ tát, thành tâm lễ bái, trình bày đầy đủ những tội lỗi đã phạm, và nguyện ăn năn không bao giờ tái phạm nữa. Thực hiện như vậy từ 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, và mãi mãi cho đến khi nào thấy được điềm báo (thấy ánh hào quang, nằm mơ thấy Quan âm hoặc các vị Đức Phật) thì mới coi như hoàn thành.

3. Hồng danh sám hối

Pháp sám hối này cũng thuộc về sự trong 4 cách sám hối, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời nhà Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh “Ngũ Thập Tam Phật”, tức là từ Đức Phật Phổ Quang cho đến Đức Phật Nhất Thế Pháp Tràng Mãn Vương và rút 35 danh hiệu Phật trong Kinh “Quán Dược Vương, Dược Thượng”, với Pháp thân Đức Phật A-Di-Đà, sau thêm vào đó kệ Phổ Hiền Đại Nguyện thành nghi thức sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não của con người. 

Đối với nghi thức sám hối này, nếu ai chí thành kính lễ thì sẽ diệt trừ được những phiền não trong người và loại bỏ được hết những tội lỗi đã tạo, kể cả tội lỗi trong hiện tại cũng như trong quá khứ.

4. Vô sinh sám hối

Đây là pháp sám hối duy nhất thuộc về lý trong 4 cách sám hối, vô cùng cao siêu và khó thực hiện, chỉ có bậc thượng căn mới có thể thực hành được. Vô sinh sám hối được chia làm hai loại, đó là quán tâm vô sinh và quán pháp vô sinh.

– Quán tâm vô sinh: Nghĩa là quan sát tự tâm mình hiện tiền không sinh. Trong bộ Kinh Kim Cương có nói rằng: “Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại chẳng có, tâm vị lai cũng không”. Quán trong ba thời gian đều không có tâm thì vọng niệm không từ đâu mà có được, nếu vọng niệm mà không có thì các tội lỗi cũng sẽ không có. Bộ kinh này còn nói rằng: “Tội từ nơi tâm sinh mà cũng từ nơi tâm diệt. Nếu tâm này không sinh thì tội cũng chẳng còn, như thế mới thật là sám hối”.

– Quán pháp vô sinh: Nghĩa là quan sát chân tướng của các pháp không sinh. Chữ “chân tướng” mang ý nghĩa đó là cái tướng ấy không sinh không diệt, không lừa dối, từ xưa đến nay nó vẫn thường như thế, không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, suốt xưa thấu nay, nên gọi là chân tướng. Khi nhận được ra được chân tướng rồi thì các giả tướng đều không còn. Lúc bấy giờ những tội lỗi kia không còn biết nương vào đâu mà tồn tại. Trong Kinh Quán Phổ Hiền có ghi lại rằng: “Muốn sám hối, phải quán thật tướng của các pháp thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt”

Kinh Sám Hối tội lỗi hết nghiệp chướng, vận may sẽ tìm đến - Nghe Kinh Phật này cực kỳ linh nghiệm - YouTube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *