Thiền là gì? Ý nghĩa của thiền định và cách ngồi thiền đúng

Ngồi thiền hiện đang là phương pháp giúp giải tỏa áp lực, căng thẳng trong cuộc sống được rất nhiều người thực hiện. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của thiền cũng như cách ngồi thiền đúng.

Thiền định Phật giáo dưới con mắt của các nhà khoa học - Phật Sự Tản Viên

Thiền là gì?

Thiền hay có tên gọi đầy đủ là thiền-na, là một thuật ngữ Hán – Việt vốn được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn. Có thể coi rằng Thiền là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm trong thời gian, không gian hiện tại để giúp nhận biết sự vật, hiện tượng và ý niệm tốt hơn. Hay nói một cách khác, Thiền chính là để giúp tĩnh tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm ra khỏi đầu để giúp nhận thức bản ngã và thế giới quan xung quanh một cách đúng đắn, thông suốt.

Vai trò của Phật giáo ở thế kỷ XXI | Giác Ngộ Online

Vốn Thiền là một phương pháp thực hành để tập luyện tâm trí, đã được Đức Phật chia sẻ sau khi Ngài giác ngộ vào năm 35 tuổi. Sau đó, Phật giáo Đại Thừa đã hệ thống lại Thiền để trở thành một trường phái Phật giáo được gọi là Thiền Tông, xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc cách đây hơn 15 thế kỷ. Người có công định hình nên Thiền Phật giáo tại Trung Quốc đó là một nhà sư Ấn Độ có tên là Đạt Ma Sư Tổ (Bodhidharma) vào thế kỷ thứ 5 sau CN.

Lịch sử phát triển của Thiền

Thiền Phật Giáo trong thời kỳ hội nhập | Pháp Đăng Thiền Tuệ

Theo một số học giả nghiên cứu về Thiền cho biết, Thiền ban đầu giống như một hình thức pha trộn của Đạo giáo và Phật giáo Đại Thừa truyền thống, trong đó các thực hành Thiền định phức tạp của Đại Thừa đã gặp phải sự đơn giản dường như vô nghĩa của Đạo giáo Trung Quốc để tạo ra một nhánh mới của Phật giáo hay còn được biết đến chính là Thiền Tông ngày nay.

Các bài giảng của Bồ đề đạt ma đã khai thác một số điều mới mẻ hơn trong những gì đã biết trước kia, chẳng hạn như sự hợp lưu giữa triết học Đạo Lão với triết học Phật giáo. Các triết lý ban đầu Đại Thừa của Madhyamika (khoảng thế kỷ thứ II sau CN) và Yogacara (thế kỷ thứ III sau CN) cũng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của Thiền.

Dưới sự hướng dẫn của Tổ phụ thứ sáu, Huệ Năng đã phát triển Thiền bằng cách loại bỏ hầu hết những thứ dư thừa của Ấn Độ, để trở thành loại hình đặc biệt hơn của Trung Quốc và giống như Thiền mà chúng ta biết đến rộng rãi ngày nay.

Thời kỳ hoàng kim của Thiền phát triển mạnh mẽ nhất đó là vào thời nhà Đường (618-907). Thiền đã được truyền sang Việt Nam và Hàn Quốc từ rất sớm, có thể là ngay từ thế kỷ thứ VII tại Việt Nam và vào thế kỷ XII tại Nhật Bản. Thiền cũng được phổ biến ở phương Tây bởi học giả người Nhật Daisetz Teitaro Suzuki (1870 – 1966), mặc dù trước đó Thiền đã được tìm thấy ở phương Tây. Eihei Dogen (1200-1253) là người đầu tiên thiết lập một dòng truyền thừa của Thiền còn tồn tại cho đến ngày nay.

Phân biệt các loại hình của Thiền trong Phật giáo

Đặc tính tư tưởng của thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam - Tạp chí điện tử Khuông Việt

Thiền theo quan điểm của Phật giáo không chỉ hướng tới mục đích giúp tâm trí của người tu hành trở nên tĩnh lặng mà còn là hướng đến sự thanh lọc, loại bỏ các phiền não, những ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ tham – sân – si – mạn – nghi. Ngoài ra, Thiền theo quan điểm của Phật giáo còn là để nuôi dưỡng, phát triển những đức tính tốt vốn có của con người, như lòng từ bi hỷ xả, lòng trắc ẩn, trí tuệ,… từ đó giúp người tu hành có thể đạt được trạng thái tinh thần tích cực, hiểu biết mới mẻ hơn về cuộc sống.

Hiện nay có hai phương thức chính trong việc thực hành Thiền theo quan điểm của Phật giáo, đó là Thiền định và Thiền quán, được diễn giải cụ thể như sau:

1. Thiền định

Là cách tu tập để rèn luyện tâm, mục đích chính của Thiền định đó là hướng đến là sự bình an và tĩnh lặng trong tâm. Thiền định được thực hiện thông qua việc tập trung vào hơi thở của cơ thể, tĩnh tâm để nhận thức về bản chất của các luồng suy nghĩ, hành động, diễn biến của sự vật, sự việc xung quanh. Người tu hành khi đạt tới trạng thái Thiền định thành công sẽ đạt được hạnh phúc trong hiện tại, được thanh lọc tâm trí, cơ thể, giải thoát khỏi phiền muộn, lo âu.

2. Thiền quán

Thiền định là gì? Bí mật lịch sử của nó đến từ đâu

Là cách thực hành hướng đến sự phát triển của trí tuệ và sự thông suốt về tâm linh. Bản thân Thiền quán cũng có thể hiểu là “một cái nhìn sâu sắc vào tận sâu bên trong”.  Để thực hành thiền quán, người tu hành cần phải đưa tâm vào trong trạng thái tĩnh lặng nhằm giúp quan sát, thấu hiểu sự vật, sự việc hiện tại một cách sâu sắc nhất. Thiền quán là sự kết nối sâu sắc của tâm và thân, là hành trình khám phá bản thân của mỗi cá nhân để thật sự hiểu bản thân tới tận gốc rễ. Thực hành thiền quán thành công sẽ giúp người tu hành đạt tới sự hạnh phúc từ tâm trí, hướng đến sự cân bằng về trí tuệ, lòng từ bi và tình thương, không còn bị phụ thuộc vào các tác động từ bên ngoài.

Dù có những chức năng và định nghĩa riêng, thế nhưng trong thực hành thì Thiền định và Thiền quán là hai phương pháp có mối liên hệ phụ thuộc trực tiếp với nhau, hỗ trợ cho nhau trong suốt quá trình tu hành, tu dưỡng cả về mặt trí tuệ, sức khỏe. 

Lợi ích của việc ngồi thiền

Thiền định là gì? Bí mật lịch sử của nó đến từ đâu

Việc ngồi thiền không chỉ giúp người tu luyện đạt được trạng thái tâm an định, nó còn giúp giảm sự căng thẳng. Bên cạnh đó, Thiền còn giúp tăng khả năng tập trung, tĩnh tâm, tăng sự kiên nhẫn để tâm được an định, giảm bớt đau khổ, phiền não. Từ đó tăng sự tập trung khi làm việc, hoạt động trở nên hiệu quả, giải quyết mọi thứ nhanh chóng và chuẩn xác, nhờ thế mà có thể đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Ngoài ra, ngồi thiền còn giúp người tu hành quản lý được bản năng của con người mà trong đạo Phật gọi là năng lượng dục. Nếu chúng ta không quản lý nghiêm khắc thì nó sẽ dẫn người tu hành làm các việc bậy bạ, nguy hiểm. Tuy nhiên nếu như người tu hành biết cách chuyển hóa thì năng lượng này sẽ giúp phát huy trí tuệ, phục vụ cuộc sống vô cùng hữu hiệu.

Thiền định chính là một trong những công cụ tốt nhất để quản lý năng lượng dục. Thế nên nếu như tuổi trẻ mà không biết quản lý năng lượng dục thì sẽ tiêu hao và bị suy giảm trí tuệ đi rất nhiều. Nhưng nếu biết cách vận dụng thì nó sẽ giúp ta phát huy trí tuệ rất hữu ích.

Cách ngồi thiền đúng đắn theo quan điểm của đạo Phật

Tại sao chúng ta phải ngồi thiền?

1. Chuẩn bị mọi thứ trước khi ngồi thiền

Trước khi tiến hành ngồi thiền, chúng ta cần chuẩn bị những thứ sau đây:

– Nệm ngồi (tọa cụ): Là một miếng đệm hình vuông với chiều dài các cạnh từ 70 – 80cm.

– Bồ đoàn: Là một chiếc gối hình tròn đường kính 20cm, chiều cao từ 10 – 15cm.

Bồ đoàn thường được đặt ở phía cuối của tọa cụ, mông của người luyện thiền sẽ đặt lên một nửa của bồ đoàn, nhờ đó mà phần mông được đôn cao lên, điều này có lợi đối với những người ngồi thiền theo tư thế kiết già, khi mà hai đầu gối và mông tạo thành 3 điểm vững chắc.

Ngoài ra khi ngồi thiền, chúng ta nên ăn mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tuyệt đối không mặc đồ bó khi ngồi thiền, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới sự lưu thông máu. Tốt nhất nên tháo hết các đồ đạc tư trang trên người như đồng hồ, vòng tay,… khi tiến hành tọa thiền.

2. Khi nào nên ngồi thiền?

Nếu bạn có tọa cụ, hãy ngồi thiền tại nơi bằng phẳng, không gồ ghề. Còn nếu không, hãy chọn vị trí nào có độ dốc phù hợp, hơi hướng về đằng trước một chút.

Thời gian lý tưởng để ngồi thiền: Ban đêm trước khi đi ngủ, hoặc buổi sáng khi mới thức dậy, sau khi tập thể dục và vệ sinh cá nhân.

3. Tư thế khi ngồi thiền

Kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật

Hiện nay có tất cả 3 tư thế ngồi thiền phổ biến nhất, người tập thiền có thể tham khảo như sau:

– Tư thế bình thường: Ngồi khoanh chân một cách bình thường, hai tay chạm vào nhau bằng cách đặt bàn tay trái lên trên bàn tay phải, hai ngón tay cái chạm vào nhau theo đường thẳng nằm ngang. Đặt cổ tay thả lỏng thoải mái trên phần đùi của bạn, còn cạnh của bàn tay nghỉ ngơi trên phần bụng.

– Tư thế bán kiết già: Ngồi khoanh chân sao cho một chân đặt lên đùi chân còn lại, trong khi chân còn lại vẫn đặt phía dưới. Tư thế tay vẫn giữ tương tự như đã đề cập ở trên.

– Tư thế kiết già: Ngồi khoanh chân sao cho hai chân đặt lên hai đùi nhau. Tư thế tay vẫn được giữ nguyên. Đây là tư thế ngồi hoa sen mà trước kia Đức Phật thường dùng.

Trong quá trình ngồi thiền, hãy giữ cho đầu và lưng càng thẳng càng tốt, tuy nhiên không được gồng cứng người mà phải thả lỏng. Ngoài ra răng phải cắn chặt vào nhau, lưỡi được đặt lên hàm răng trên. Mắt nhắm hoàn toàn hoặc chỉ hở 1/3. Đối với người mới tập, duy trì thiền tọa trong khoảng 15 phút. Sau khi đã quen dần, hãy thử tăng thời gian tọa thiền lên lâu hơn.

4. Các giai đoạn khi thiền

– Giai đoạn nhập thiền: Hít thở một cách nhẹ nhàng, đều đặn trong khi hàm răng ngậm chặt. Vừa hít thở vừa tưởng tượng bản thân đang hít thở không khí trong lành, tươi mát tại nơi thanh tịnh. 

– Giai đoạn trụ thiền: Đầu tiên hãy chú ý đếm hơi thở bản thân, sau đó theo dõi hơi thở rồi cuối cùng theo dõi vọng tưởng. Mỗi phương pháp cần tinh tấn thực hành thuần thục để đạt được hiệu quả cao nhất.

– Giải đoạn xả thiền: Đầu tiên chúng ta mở to đôi mắt để thần trí trở lại, sau đó cử động cổ, vai nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông. Tiếp đó, lắc người về phía trước, sau để cột sống cử động, hai tay tách ra khỏi nhau và bóp nhẹ để tăng cử động ngón tay. Kế đến, dùng 10 đầu ngón tay xoa bóp gương mặt, xoa bóp cánh tay, xoa bóp bụng và đầu gối để tăng lưu thông máu. Cuối cùng, rút từng chân về bình thường, dùng tay xoa bóp để tránh bị tê chân, duỗi thẳng chân để thư giãn sau khi xả thiền. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *