Tiểu sử Lê Đức Anh – Nguyên chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam là một đại tướng quân đội nhân dân

Tiểu sử Lê Đức Anh

Đồng chí Lê Đức Anh là một trong những vị tướng tài của quân đội nhân dân Việt Nam. Ông không chỉ đóng góp nhiều công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn là vị lãnh đạo ưu tú, giúp đất nước phát triển sau chiến tranh.

Tiểu sử Lê Đức Anh là ai?

Đồng chí Lê Đức Anh có tên khai sinh là Lê Văn Giác, bí danh là Nguyễn Phú Hòa, anh Sáu Nam. Ông được biết đến với vai trò là Chủ tịch nước thứ tư của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1992 – 1997. Bên cạnh đó ông còn từng là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Đại tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (nhiệm kỳ 1987 – 1991), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (nhiệm kỳ 1986 – 1987).

Đồng chí Lê Đức Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo đông con ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó ông là người con thứ 7 trong tổng số 9 anh chị em, thực ra cha mẹ của ông sinh ra tất cả 13 người con, nhưng 4 trong số đó không may đã qua đời lúc còn nhỏ, hiện tại chỉ còn 9 người con vẫn còn sống khỏe mạnh mà thôi. 

Tiểu sử Lê Đức Anh

Ông nội và cha của đồng chí Lê Đức Anh vốn có nghề bốc thuốc chữa bệnh, vì thế mà gia đình của ông đỡ nghèo đói hơn so với các hộ dân khác trong làng. Tuy nhiên vì gia đình quá đông con nên cuộc sống vẫn còn nhiều khổ cực và khó khăn. Thật may mắn khi ông được gia đình ưu tiên cho ăn học đàng hoàng, lên 5 tuổi ông được dạy chữ nho, lên 6 tuổi học chữ quốc ngữ ở làng Dưỡng Mong và Trường An Lương Đông, huyện Phú Lộc cho đến khi tròn 10 tuổi.

Sau một trận dịch bệnh đậu mùa, đồng chí Lê Đức Anh bị hỏng một bên mắt trái, chân yếu không thể đi lại được bình thường. Do đó ông đã phải tập luyện chăm chỉ suốt một năm mới có thể trở lại được bình thường. Vào năm đầu tiên đi học, cha mẹ của ông đã đổi tên Lê Văn Giác thành Lê Đức Anh theo lời khuyên của thầy giáo để ông có thể được ngồi bàn đầu tiên giúp nhìn cho rõ bài giảng bởi mắt kém.

Vào năm 11 tuổi, ông được cho ra học tiểu học ở thành Vinh, Nghệ An dưới sự nuôi dạy của chị gái và anh rể vốn làm nghề dạy học ở địa phương. Ông học chương trình tiểu học bằng tiếng Pháp, sau khi xong tiểu học ông trở về Phú Vang, Huế để làm nông giúp đỡ cha mẹ. Đến năm 15 tuổi, ông làm gia sư dạy chữ Quốc ngữ cho một số trẻ em làng Dưỡng Mong, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cho đến khi trưởng thành.

Sự nghiệp quân đội của Lê Đức Anh

Năm 1937, khi này đồng chí Lê Đức Anh tròn 17 tuổi, ông bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng để chống lại sự áp bức của thực dân Pháp. Vào tháng 5 năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. 

Năm 1939 – 1943, do quân địch khi này tiến hành khủng bố mạnh, đồng chí Lê Đức Anh bị mất liên lạc với tổ chức, bèn phải vào Hội An, Đà Lạt, Lộc Ninh, Thủ Dầu Một để lẩn trốn và tham gia hoạt động trong các hội Ái hữu.

Năm 1944, đồng chí Lê Đức Anh nối lại được liên lạc với tổ chức và được giao nhiệm vụ phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh. Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra, ông tổ chức lực lượng gồm 300 người, trang bị vũ khí vừa thu được và giáo mác, tầm vông,… qua với thị xã Thủ Dầu Một tham gia tổng khởi nghĩa. 

Tiểu sử Lê Đức Anh

Tháng 8 năm 1945, đồng chí Lê Đức Anh nhập ngũ, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên Tiểu đoàn, chi đội 1 và Trung đoàn 301. Từ tháng 10 năm 1948 đến năm 1950, ông là tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Từ năm 1951 đến 1954, đồng chí giữ chức tham mưu phó, quyền tham mưu trưởng bộ tư lệnh Nam Bộ.

Sau hiệp định Giơnevơ diễn ra vào năm 1954, đồng chí Lê Đức Anh tập kết ra Bắc. Đến năm 1955, ông được cử giữ chức Cục phó Cục Tác chiến, rồi Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Đại tá.

Từ tháng 8 năm 1963, ông được giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Đến tháng 2 năm 1964, ông được điều vào Nam với bí danh anh Sáu Nam, giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam.

Ngày 16 tháng 11 năm 1967, thân mẫu của đồng chí Lê Đức Anh là cụ Lê Thị Thoa không may qua đời đúng lúc ông đang chuẩn bị cho Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Bộ Chỉ huy miền Nam. Thế nhưng gạt bỏ nỗi đau mất mẹ, ông vẫn tiếp tục tiến hành nổi dậy.

Năm 1969, đồng chí Lê Đức Anh được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9. Đến ngày 23 tháng 6 cùng năm, thân phụ của ông là cụ Lê Quang Túy mất khi ông đang chỉ huy chiến trường miền Tây Nam Bộ. 

Cuối năm 1974, đồng chí Lê Đức Anh được điều động trở lại giữ chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Cũng trong năm này, ông và đồng chí Đồng Sĩ Nguyên được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng.

Tiểu sử Lê Đức Anh

Năm 1975, đồng chí Lê Đức Anh giữ chức Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Đến tháng 5 năm 1976, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 9, Bí thư Quân Khu uỷ.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (diễn ra vào tháng 12/1976), đồng chí Lê Đức Anh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đến tháng 6 năm 1978, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh kiêm Chính uỷ Quân khu 7, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương.

Năm 1980, đồng chí Lê Đức Anh đặt chân lên Campuchia với trọng trách giúp tái thiết Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam. Cũng trong năm này, ông được phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng.

Vào năm 1981, khi đang giữ chức Tư lệnh Quân khu 7, đồng chí Lê Đức Anh được phân công kiêm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó trưởng ban, rồi Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia.

Năm 1983, khi đồng chí Lê Đức Anh đang điều trị mắt ở Liên Xô thì được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gọi về để lo vụ đánh địch ngầm ở Siem Reap. Ông đã giải quyết êm đẹp vụ việc này.

Năm 1984, đồng chí Lê Đức Anh được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng và được Bộ Chính trị chỉ định làm Uỷ viên Hội đồng Quân sự Bộ Quốc phòng.

Tháng 12 năm 1986, đồng chí Lê Đức Anh được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sự nghiệp chính trị của Lê Đức Anh

Tháng 02/1987, đồng chí Lê Đức Anh được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (diễn ra vào tháng 6/1991), đồng chí Lê Đức Anh tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.

Năm 1991, đồng chí Lê Đức Anh giữ chức vụ Thường trực Bộ chính trị. Đến năm 1992, ông được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bầu vào chức vụ Chủ tịch nước. Ông cũng là Ủy viên BCH TƯ khóa IV – VIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa V – VIII, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; đại biểu Quốc hội khóa VI, VIII, IX và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. 

Tiểu sử Lê Đức Anh

Vào ngày 23 tháng 9 năm 1992, đồng chí Lê Đức Anh là người kế nhiệm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và do đó trở thành Chủ tịch nước thứ tư của Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (diễn ra vào tháng 6/1996), đồng chí Lê Đức Anh tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, làm Thường vụ Bộ Chính trị.

Tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khoá VIII, đồng chí Lê Đức Anh xin thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến tháng 4 năm 2001.

Lê Đức Anh nghỉ hưu và qua đời

Sau khi chức Cố vấn bị bãi bỏ, đồng chí Lê Đức Anh đã nghỉ hưu và sống ở nhà riêng của mình. Năm 2013, ông được trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Trong lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Quân khu 7 diễn ra vào năm 2015, ông đã có mặt tham dự buổi lễ. Nhân dịp sinh nhật thứ 94 của mình, ông đã được các lãnh đạo đến mừng thọ, trong đó có cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tiểu sử Lê Đức Anh

Đồng chí Lê Đức Anh qua đời vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22 tháng 4 năm 2019 ở tuổi 98, tại nhà công vụ số 5A phố Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội – nơi mà ông và vợ đã gắn bó với nhau từ cuối năm 1986. Đến 15h30 ngày 3 tháng 5 năm 2019, tro cốt của ông đã về tới TPHCM, đặt an vị ở vị trí gia đình sắp xếp tại khu K1, nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ an táng đã được tổ chức tại đây vào 16h30 cùng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *