Tiểu sử Nguyễn Hữu Thọ – Một trí thức, luật sư đầy tài năng và giàu lòng yêu nước

Tiểu sử Nguyễn Hữu Thọ

Nguyễn Hữu Thọ là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn đến việc đấu tranh giành độc lập, tự do cho bà con các tỉnh thành miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ. Ông chính là một nhân cách cao đẹp, một biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tiểu sử Nguyễn Hữu Thọ là ai?

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910. Ông vốn được biết đến là một luật sư, chính khách Việt Nam. Ông từng đảm nhận nhiều vai trò và chức vụ khác nhau trong bộ máy chính quyền đất nước, bao gồm các chức vụ:

– Phó Chủ tịch nước Việt Nam (1976-1980); 

– Quyền Chủ tịch nước Việt Nam (từ ngày 30 tháng 3 năm 1980 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981);

– Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1980–1992); 

– Chủ tịch Quốc hội thứ 2 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1981-1987);

– Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1988–1994). 

Ngoài ra, trong thời gian chiến tranh Việt Nam diễn ra, ông còn là Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng cố vấn của nước Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Tiểu sử Nguyễn Hữu Thọ

Sự nghiệp chính trị của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ vốn sinh ra và lớn lên tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), trong một gia đình trí thức có tinh thần tự tôn dân tộc và lòng yêu nước vô bờ. Thuở thiếu thời ông được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, khi lên 20 tuổi (năm 1930), ông được cử đi học luật tại Pháp, có được tấm bằng luật sư và trở về nước vào năm 1933. 

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ hành nghề luật sư khắp các tỉnh thành miền Tây Nam Bộ. Ông luôn bảo vệ, bênh vực cho những người dân vô tội trước tòa án của bọn thực dân Pháp, đòi lại công lý cho họ. 

Tiểu sử Nguyễn Hữu Thọ

Vào năm 1947, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã vận động hàng trăm luật sư, kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, nhà giáo, nhà báo,… ký tên vào bản Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn nhằm đòi Chính phủ Pháp đàm phán với Chính phủ Việt Nam do Việt Minh lãnh đạo. 

Đến năm 1948, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ tham gia Hội Liên Việt và đến ngày 16 tháng 10 năm 1949 thì ông đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay).

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ khi gia nhập Đảng đã hoạt động vô cùng năng nổ, tham gia vào nhiều phong trào trí thức để chống thực dân Pháp. Ông bị Pháp bắt giữ vào tháng 6 năm 1950 và bị giam lỏng ở Lai Châu rồi Sơn Tây cho đến tận tháng 11 năm 1952.

Sau khi được thả tự do, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ lại tham gia phong trào đấu tranh hợp pháp, đòi hòa bình ở Sài Gòn – Chợ Lớn, khi này ông được giữ chức vụ Phó chủ tịch Phong trào hòa bình Sài Gòn – Chợ Lớn. 

Đến năm 1954, ông bị chính quyền Quốc gia Việt Nam của Tổng thống Ngô Đình Diệm bắt giam ở Phú Yên do hoạt động cách mạng, tham gia Đảng Cộng Sản chống lại chính quyền của chúng.

Cuối tháng 11 năm 1961, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ được thả tự do và về đến bắc Tây Ninh. Tháng 2 năm 1962 tại Đại hội lần thứ I mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức và ông đã được bầu làm Chủ tịch.

Tiểu sử Nguyễn Hữu Thọ

Khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập vào tháng 6 năm 1969, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ được giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn (tương đương với Chủ tịch nước).

Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. Đến tháng 4 năm 1980, ông được đề cử làm Quyền Chủ tịch nước cho đến tháng 7 năm 1981 sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời.

Năm 1981, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho đến tận năm 1987, rồi ông còn trở thành Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại đại hội năm 1988. Ông còn giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước khóa VII, VIII.

Vì những thành tích đặc biệt xuất sắc, ông đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng vào năm 1993.

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ qua đời và được tưởng nhớ, vinh danh

Do tuổi cao, sức yếu, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã qua đời lúc 20h40 tối ngày 24 tháng 12 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông được an táng ở Nghĩa trang TP.HCM. Tên của ông hiện nay được đặt cho các đường phố ở Việt Nam và cả một số trường học trong nước. Đền thờ đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã được xây dựng ở quê hương ông nằm giữa nhà văn hóa huyện và ngôi trường mang tên ông.

Tiểu sử Nguyễn Hữu Thọ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *