Tiểu sử Nguyễn Xuân Phúc – Nguyên chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm kỳ ngắn nhất

Tiểu sử Nguyễn Xuân Phúc

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc là một nhà chính trị Việt Nam nổi tiếng. Ông từng được biết đến với vai trò là thủ tướng chính phủ, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiểu sử Nguyễn Xuân Phúc là ai?

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông được biết đến với vai trò là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XIII, XIV, XV. Ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam. Ông cũng từng đảm nhiệm ghế Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN nhiệm kỳ 2020.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Quảng Nam. Cha mẹ ông có tất cả 6 người con, trong đó ông là con trai út trong gia đình. Mặc dù nghèo khó, thế nhưng cả gia đình của ông đều là những người yêu nước, hoạt động cách mạng vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên chị gái và mẹ của ông đã bị quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa giết hại.

Tiểu sử Nguyễn Xuân Phúc

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc theo học chương trình phổ thông cơ sở ở quê nhà Quảng Nam, Đà Nẵng. Vào giai đoạn từ năm 1966 – 1968, ông lên Chiến khu cách mạng, được Đảng đưa ra miền Bắc để đào tạo. Ông theo học phổ thông, đồng thời là Bí thư Đoàn trường cấp III những năm 1968 – 1972, tốt nghiệp giáo dục phổ thông 10/10 năm 1972.

Từ năm 1973, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc ra thủ đô Hà Nội, theo học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tham gia hoạt động trong phong trào Đoàn thanh niên, từng làm chức vụ Bí thư Chi đoàn. Đến năm 1978, ông tốt nghiệp Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Tiếp đó vào những năm 1990, ông theo học ngành Quản lý hành chính Nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đến năm 1996, ông được cử theo học ngành Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

Sự nghiệp chính trị của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc

1. Giai đoạn ở Quảng Nam – Đà Nẵng

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1978, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc trở về quê nhà và được nhận vào làm việc tại quê nhà. Ngày 12 tháng 5 năm 1982, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, được gia nhập chính thức trở thành Đảng viên vào ngày 12 tháng 11 năm 1983.

Giai đoạn từ năm 1980 đến 1993, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc lần lượt công tác với các chức vụ: Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy khối Dân Chính Đảng Quảng Nam – Đà Nẵng khóa I, II, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Quảng Nam – Đà Nẵng.

Năm 1993, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Du lịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ năm 1993 đến 1996, ông lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa XV, XVI tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Năm 1997, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã được chia tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương. Khi này đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được phân công công tác ở Quảng Nam. Từ năm 1997 đến 2001, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII, XVIII, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam kiêm Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI; kiêm Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam.

Tiểu sử Nguyễn Xuân Phúc

Năm 2001, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam. Ông cũng kiêm nhiệm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam – một liên hiệp khoa học kỹ thuật kết nối trí thức tỉnh.

Giai đoạn 2004 – 2006, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục cương vị là Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XIX; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá VII; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá VII.

2. Giai đoạn công tác ở văn phòng chính phủ Việt Nam

Tháng 3 năm 2006, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được bổ nhiệm làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, tương đương cấp Thứ trưởng hiện nay. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng năm 2006, ông còn được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đến tháng 6 năm 2006, ông được điều động sang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ. Đến tháng 8 năm 2007, ông được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam. Ông công tác ở vị trí phụ tá Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn những năm 2007 – 2011.

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, được bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Sau đại hội, ông được đề cử cho vị trí Phó Thủ tướng Chính phủ. Đến ngày 03 tháng 8 năm 2011, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, ông chính thức được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Việt Nam.

3. Giai đoạn trở thành Đại biểu quốc hội

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ 2011 – 2016 với số phiếu tín nhiệm rất cao. 

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ 2016 – 2021 với số phiếu tín nhiệm cao.

Ngày 23 tháng 5 năm 2021, đồng chí tiếp tục trúng cử Đại biểu Quốc hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đến ngày 18 tháng 1 năm 2023, Quốc hội đã cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV (thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh) đối với ông. 

4. Giai đoạn trở thành thủ tướng chính phủ Việt Nam

Năm 2015, tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được đề cử là một trong các ứng viên cho chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021 để kế nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đến tháng 1 năm 2016, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, tái đắc cử Ủy viên Bộ Chính trị.

Tiểu sử Nguyễn Xuân Phúc

Ngày 07 tháng 4 năm 2016, với số phiếu tán thành chiếm 90% đại biểu, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã trúng cử chức vụ Thủ tướng Chính phủ, kế nhiệm Nguyễn Tấn Dũng điều hành Chính phủ Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2021, ông đã lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đối mặt với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, bao gồm động lực phát triển kinh tế – xã hội, diễn biến dịch bệnh, thiên tai và nhiều vấn đề khác.

5. Giai đoạn trở thành chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 2 tháng 4 năm 2021, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh Thủ tướng đối với đồng chí Nguyễn Xuân Phúc bằng hình thức bỏ phiếu kín để chuẩn bị bầu ông vào vị trí Chủ tịch nước. Đến sáng ngày 5 tháng 4 năm 2021, ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước với số phiếu tuyệt đối. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc từ chức Chủ tịch nước

Ngày 17 tháng 1 năm 2023, Trung ương đã chấp thuận cho đồng chí Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021–2026, theo nguyện vọng cá nhân. Quyết định được Ban chấp hành Trung ương đưa ra trong cuộc họp bất thường diễn ra vào buổi chiều cùng ngày, sau khi thảo luận và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông.

Tiểu sử Nguyễn Xuân Phúc

Ngày 18 tháng 1 năm 2023, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước, sau đó bà Võ Thị Ánh Xuân – Nguyên phó Chủ tịch nước được phân công giữ chức quyền Chủ tịch nước. Do đó ông trở thành vị Chủ tịch nước Việt Nam có nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử. 

Gia đình của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc gồm những ai?

Vợ của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc là bà Trần Thị Nguyệt Thu. Ông với bà Thu có với nhau hai người con, trong đó người con gái là Nguyễn Thị Xuân Trang sinh năm 1986, kết hôn với ông Vũ Chí Hùng vào năm 2009, hiện đang là doanh nhân, cổ đông lớn của trường quốc tế Gateway. Người con trai của ông là Nguyễn Xuân Hiếu, hiện đang là Chánh Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Con rể ông, ông Vũ Chí Hùng hiện đang là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính Việt Nam.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *