Tiểu sử Trương Tấn Sang – Nguyên chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tiểu sử Trương Tấn Sang

Trương Tấn Sang là một vị chính khách, đồng thời được biết đến là nguyên chủ tịch nước thứ 7 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Tiểu sử Trương Tấn Sang là ai?

Trương Tấn Sang có bí danh là anh Tư Sang, sinh ngày 21 tháng 01 năm 1949 tại xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông là hậu duệ đời thứ 6 của họ Trương tại Hòa Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông còn được biết đến với vai trò là Chủ tịch nước thứ 7 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhiệm kỳ từ 25 tháng 7 năm 2011 cho đến 2 tháng 4 năm 2016) và những vai trò khác như:

– Đại biểu Quốc hội Việt Nam (các khoá IX, X, XI, XIII); 

– Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (các khóa VIII, IX, X, XI); 

– Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương (2011-2016); 

– Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X;

– Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương (2001-2006);

– Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1996-2001);

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1991-1996).

Tiểu sử Trương Tấn Sang

Sự nghiệp chính trị của đồng chí Trương Tấn Sang

Trước khi bước chân vào con đường chính trị, đồng chí Trương Tấn Sang đã tốt nghiệp Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chuyên ngành Luật, trình độ Lý luận chính trị cao cấp. Ông là vị chủ tịch nước hiếm hoi sinh ra sau giai đoạn 1945, khi này cách mạng tháng 8 đã thành công tốt đẹp, nhân dân Việt Nam đã đánh đuổi được quân Nhật, nhưng đang phải gồng mình chống đỡ những cuộc tấn công của thực dân Pháp.

Đồng chí Trương Tấn Sang vào Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam vào ngày 20 tháng 12 năm 1969, chính thức được công nhận vào ngày 20 tháng 12 năm 1970, tức 1 năm sau đó.

Từ năm 1966 – 1969, ông công tác tại phong trào thanh niên, học sinh sinh viên Phân khu 2. Từ năm 1969 – 1971, ông là Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn thanh niên, phụ trách đội du kích bí mật thị trấn Đức Hòa, Long An. Đến năm 1971, ông bị chính quyền Sài Gòn giam lỏng ở nhà tù Phú Quốc. Sau đó vào năm 1973, ông được trao trả theo Hiệp định Paris.

Từ năm 1973 – 1975, đồng chí Trương Tấn Sang công tác tại Ban T73 thuộc Ủy ban Thống nhất Trung ương.

Từ năm 1975 – 1979, ông công tác ở Liên hiệp công đoàn Gia Định, rồi tham gia vào Ban khai hoang xây dựng kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh, ông được cử làm Phó Ban khai hoang.

Từ năm 1979 – 1983, đồng chí làm Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Ủy viên dự khuyết.

Từ năm 1983 – 1986, đồng chí Trương Tấn Sang làm Thành Ủy viên, Giám đốc Sở Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 1986 – 1988, đồng chí giữ chức vụ Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư huyện ủy Bình Chánh.

Từ năm 1988 – 1990, ông tham gia học lớp 2 năm tại Học viện Nguyễn Ái Quốc.

Đến tháng 6 năm 1991, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiểu sử Trương Tấn Sang

Năm 1992, đồng chí Trương Tấn Sang giữ chức Quyền Chủ tịch, rồi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến tháng 7 năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ tháng 1 năm 2000, đồng chí được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Đến tháng 4 năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đồng chí Trương Tấn Sang được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Vào tháng 1 năm 2003, tại Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, ông bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật khiển trách vì trong thời kỳ làm bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (khóa VI, từ năm 1996 – 2000), vì ông chưa làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Năm Cam cùng đồng bọn và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ.

Đến tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí Trương Tấn Sang được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương.

Tiểu sử Trương Tấn Sang

Đến tháng 5 năm 2006, ông giữ chức Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông làm Đại biểu Quốc hội trong các khoá IX, X, XI, XIII. Tại Đại hội XI, ông đã tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Ủy viên Bộ Chính trị.

Ngày 25 tháng 7 năm 2011, đồng chí Trương Tấn Sang đắc cử làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với 97,4% phiếu bầu tín nhiệm. Ngoài ra ông cũng là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam vào cùng ngày. Đến ngày 19 tháng 9 năm 2011, ông kiêm nhiệm chức Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương.

Đồng chí Trương Tấn Sang nghỉ hưu

Vào tháng 1 năm 2016, tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Trương Tấn Sang vẫn nhận được đề cử vào Ban chấp hành Trung ương, mặc dù trước đó ông đã xin không tái cử. Sau đó Đại hội đã biểu quyết cho phép ông được rút khỏi danh sách bầu cử, đó chính là một động thái được cho là chuẩn bị để ông có thể nghỉ hưu theo chế độ.

Ngày 31 tháng 3 năm 2016, Quốc hội chấp thuận miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đối với ông Trương Tấn Sang với 90,49% số phiếu đồng ý. Ngày 2 tháng 4 năm 2016, ông thôi giữ chức Chủ tịch nước, bàn giao chức vụ cho Đại tướng Trần Đại Quang và nghỉ hưu theo chế độ. Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn tích cực đi thăm chính quyền địa phương ở nhiều nơi, thăm hỏi các doanh nghiệp và viết báo.

Tiểu sử Trương Tấn Sang

Gia đình của Trương Tấn Sang gồm những ai?

Vợ của đồng chí Trương Tấn Sang là bà Mai Thị Hạnh. Con trai của ông là Trương Tấn Sơn, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1984, trước đây là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH Một thành viên. Từ tháng 4 năm 2020, ông Sơn chỉ còn giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Con gái của đồng chí Trương Tấn Sang là Trương Thị Mai Hương, sinh ngày Tiểu sử Trương Tấn Sang18 tháng 7 năm 1983, hiện đang là Thạc sĩ tại Đại học Robert Gordon và Tiến sĩ tại Đại học Birmingham, Vương quốc Anh. Bà là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 14 tháng 1 năm 2010, từng nắm giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính – Thương mại – Dịch vụ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Vụ trưởng Bộ phận địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh của Ban Kinh tế Trung ương; Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Trung tâm Mô phỏng và Dự báo Kinh tế – Xã hội trực thuộc Viện. Ngoài ra bà Hương đã trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *