Tiểu sử đại tướng Đoàn Khuê – Vị tướng lĩnh tài năng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tiểu sử đại tướng Đoàn Khuê

Đại tướng Đoàn Khuê là một vị tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng là Bộ trưởng Bộ quốc phòng, có nhiều công lao to lớn trong sự nghiệp đánh giặc, cứu quốc, thống nhất đất nước.

Tiểu sử đại tướng Đoàn Khuê

Đại tướng Đoàn Khuê có bí danh là Võ Tiến Trình, ông sinh ngày 29 tháng 10 năm 1923, tại thôn Gia Đẳng, xã Triệu Tân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (nay là xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Nơi cư trú của gia đình ông được biết tới nằm tại Số nhà 30 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Tiểu sử đại tướng Đoàn Khuê

Đại tướng Đoàn Khuê được biết tới là một tướng lĩnh trong Quân đội nhân dân Việt Nam, mang cấp bậc Đại tướng. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1991 – 1997), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1987 – 1991).

Đại tướng Đoàn Khuê sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở tỉnh Quảng Trị. Cha của ông là cụ Đoàn Cầu, được kết nạp vào Đảng rất sớm và là người Cộng sản đầu tiên của làng Gia Đẳng. Còn mẹ của ông là cụ Nguyễn Thị Dương. Hai cụ có tất cả 8 người con, trong đó 5 người con hiện đã mất và được nhà nước công nhận là liệt sĩ, còn 3 người con còn lại thì có đại tướng Đoàn Khuê và 2 người em trai đều là sĩ quan cao cấp của quân đội, đó là Trung tướng Đoàn Chương (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược quân sự) và Đại tá Đoàn Thúy.

Sự nghiệp quân đội của đại tướng Đoàn Khuê

Đại tướng Đoàn Khuê tham gia Đảng Cộng Sản Đông Dương trước thời điểm cách mạng tháng Tám nổ ra (1945). 

Năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam, sau đó bị đày đi Buôn Ma Thuột.

Tháng 6 năm 1945, đại tướng Đoàn Khuê được tha về, liền tham gia thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Bình, đóng vai trò Chủ nhiệm Việt Minh, Ủy viên Quân sự tỉnh Quảng Bình. Ông nhập ngũ vào tháng 9 năm 1945, sau khi cách mạng tháng Tám thành công.

Từ năm 1946 – 1947, ông là Chính trị viên Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi.

Từ năm 1947 – 1954, ông là Chính ủy Trung đoàn, Phó Chính ủy Sư đoàn 305.

Từ năm 1954 – 1960, đại tướng Đoàn Khuê giữ chức Phó Chính ủy Sư đoàn 675, phụ trách Chính ủy Sư đoàn 351; Chính ủy Lữ đoàn 270.

Từ năm 1960 – 1964, ông là Phó Chính ủy Quân khu 4.

Từ năm 1964 – 1975, ông giữ chức vụ Phó Chính ủy Quân khu 5, tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch trên địa bàn quân khu.

Từ năm 1977 – 1983, ông là Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân khu 5.

Từ tháng 5 năm 1983 – 1987, đại tướng Đoàn Khuê là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Từ năm 1987 – 1991, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ tháng 8 năm 1991 – 1997, ông được biết tới là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương.

Tiểu sử đại tướng Đoàn Khuê

Đại tướng Đoàn Khuê còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa IV – VIII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VI – VIII (1997), Đại biểu Quốc hội khóa VII – IX.

Ông được phong hàm Thiếu tướng vào năm 1974, Trung tướng vào năm 1980, Thượng tướng vào năm 1984 và Đại tướng vào năm 1990. Trở thành một trong những vị đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Đoàn Khuê qua đời và vinh danh

Đại tướng Đoàn Khuê mất vào ngày 16 tháng 1 năm 1999 do tuổi cao, sức yếu. Trong suốt thời gian phục vụ của mình, ông đã được nhà nước trao nhiều tặng thưởng và huân, huy chương như:

– Huân chương Sao Vàng

– Huân chương Hồ Chí Minh

– 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất

– 2 Huân chương Quân công hạng Nhất

– Huân chương Chiến thắng hạng Nhất

– Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

Và cùng nhiều huân, huy chương cao quý khác. 

Hiện nay tại Hà Nội, HĐND thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một con đường mang tên đại tướng Đoàn Khuê thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên. Con đường này rộng 40 mét, dài 2.100 mét (năm 2013). 

Tiểu sử đại tướng Đoàn Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *