Tiểu sử Đinh Tiên Hoàng – Người có công dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên triều đại nhà Đinh

Tiểu sử Đinh Tiên Hoàng

Đinh Tiên Hoàng là vị vua tài ba, anh minh. Ngài đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, giúp thống nhất đất nước để thành tiền đề sáng lập nên nhà nước Đại Cồ Việt của chúng ta hiện nay. 

Tiểu sử Đinh Tiên Hoàng là ai?

Đinh Tiên Hoàng có tên húy là Đinh Bộ Lĩnh, ông sinh ngày 22 tháng 3 năm 924 dương lịch tại thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Ông được biết đến là vị hoàng đế sáng lập nên nhà Đinh, khai sinh ra nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra ông còn dẹp loạn 12 sứ quân, góp phần thống nhất đất nước sau thời kỳ Bắc thuộc để giúp nhân dân ta có được nhà nước tự chủ sau Vạn Xuân của Lý Nam Đế và nhà Ngô của Ngô Quyền.

Tiểu sử Đinh Tiên Hoàng

Đinh Bộ Lĩnh được sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo nghiệp nhà võ, với cha của ông là Đinh Công Trứ vốn là tướng lĩnh dưới trướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử ở Hoan Châu. Sau này khi cha của ông không may lâm bệnh qua đời, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ngoại ở huyện Gia Thủy, Nho Quan để sinh sống, nương nhờ người chú ruột gần đó là Đinh Thúc Dự.

Ngay từ khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ rõ tố chất của một bậc lãnh đạo tài năng. Ông hay cùng với đám bạn trong làng chơi đánh trận giả, sử dụng cỏ lau làm vũ khí và cờ. Trận đánh nào bên của ông cũng đều giành được thắng lợi, đám bạn tôn sùng và coi ông là đàn anh. Cứ mỗi khi vào trận mới, lũ trẻ lại đan tay nhau cho ông ngồi lên trên, rước đi giống như đang rước đức vua. Ngày ngày lũ trẻ cùng Đinh Bộ Lĩnh kéo sang các làng khác để đánh trận giả, chưa bao giờ ông thua cuộc, đi đến đâu cũng đạt được sự nể phục, tên tuổi nổi như cồn.

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

Năm 944, Ngô Quyền lâm bệnh rồi qua đời. Anh vợ của ông là Dương Tam Kha đã tự lập làm vua, xưng là Dương Bình Vương. Đến năm 950, Ngô Xương Văn là người con trai thứ hai của Ngô Quyền đã đứng lên lật đổ Dương Tam Kha để giành lại ngôi vua, tự xưng là Nam Tấn vương. Ngô Xương Văn đón anh trai là Ngô Xương Ngập về để cùng làm vua, tự xưng là Thiên Sách Vương. Đến năm 954, Ngô Xương Ngập không may bị lâm bệnh mà mất.

Vào năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và thôn Nguyễn ở Thái Bình, chẳng may bị phục binh bắn chết. Đến năm 966, sau cái chết của Nam Tấn vương Ngô Xương Ngập, nước ta hiện không còn ai đủ tư cách trở thành vua để lãnh đạo quốc gia. Do đó mà các hùng trưởng từ khắp nơi đua nhau nổi dậy chiếm cứ các quận ấp để tự thành lập nên đất nước của mình, từ đó hình thành nên 12 sứ quân. Sau này khi lớn lên, Đinh Bộ Lĩnh đầu quân trong quân đội của sứ quân Trần Lãm, là 1 trong 12 sứ quân đang chia nhau cát cứ ở nước ta thời bấy giờ. 

Nhờ vào sự gan dạ, dũng cảm và mưu trí, Đinh Bộ Lĩnh được Trần Lãm hết sức quý mến và tin tưởng, giao cho giữ chức vụ Bộ Lĩnh, chuyên huấn luyện quân đội. Sau này khi Trần Lãm qua đời do bạo bệnh, ông đã đứng lên tiếp quản toàn bộ quân đội, trở về Hoa Lư, Ninh Bình tiếp tục chiêu binh để xây dựng đội quân thật hùng mạnh nhằm có thể dẹp loạn tất cả các sứ quân còn lại.

Tiểu sử Đinh Tiên Hoàng

Đầu tiên, Đinh Bộ Lĩnh đã dẫn đội quân tiêu diệt sứ quân của Kiều Công Hãn và Lữ Xử Bình đang đóng quân ở Cổ Loa. Đây là sứ quân vốn là quyền thần thuộc nhà Ngô của Ngô Quyền, muốn khôi phục lại nhà Ngô như trước kia. Do binh lực yếu kém nên dễ dàng bị đánh bại, Kiều Công Hãn sợ hãi mà bỏ trốn. 

Tiếp đến, Đinh Bộ Lĩnh mang quân đi tiêu diệt sứ quân của Đỗ Cảnh Thạc. Ông đã phải dùng mưu kế bao vây 4 phía và bất ngờ đánh thẳng vào thành của Đỗ Cảnh Thạc đang đóng quân. Khi đó hắn ta đang ở đồn Bảo Đà, không kịp về ứng cứu nên mất cả quân lính lẫn thành. Sau này Đỗ Cảnh Thạc giao tranh với Đinh Bộ Lĩnh thêm 1 năm nữa và bị trúng tên mà chết trong một trận chiến.

Đinh Bộ Lĩnh tiếp tục mang quân đi tiêu diệt sứ quân khác là Nguyễn Siêu, vốn là quan lại của Trung Hoa sang cát cứ để nhằm đô hộ nước ta sau này. Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh. Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm, ngày đêm cho quân lính luyện tập, đào hào đắp lũy để phòng thủ. Đinh Bộ Lĩnh phải mất 2 lần tấn công mới có thể tiêu diệt được Nguyễn Siêu, nhưng đội quân của ông cũng đã mất đi một số tướng tài.

Kiều Công Hãn sau khi thất bại đã bỏ trốn về phía nam, định đem tàn quân hợp tác với sứ quân của Ngô Xương Xí. Tuy nhiên khi đang chạy về đến thôn Vạn Diệp (thuộc xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định) thì bị một hào trưởng địa phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì chết.

Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Vũ Ninh Vương sau khi chiếm đóng toàn bộ châu Vũ Ninh. Tuy nhiên khi Đinh Bộ Lĩnh đem quân đến đánh thì chống không nổi, bỏ chạy về Cần Hải (Cửa Cồn, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Sau này đánh nhau với Đinh Bộ Lĩnh thêm vài trận rồi chết ở trang Hương Ái.

Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái để đánh sứ quân Nguyễn Khoan. Hắn chống không nổi, đem quân bỏ chạy nhưng bị tử trận và chết tại chỗ. Hai tướng lĩnh và hai bà vợ của sứ quân này tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu.

Kế đến, Đinh Bộ Lĩnh đem quân đi đánh thành Hồi Hồ, sứ quân Kiều Thuận chống không nổi đành vượt sông Hồng để chạy sang thành Mè kết hợp với sứ quân Ma Xuân Trường nhằm chống lại Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh đánh chiếm thành Mè, Kiều Thuận tử trận. Ma Xuân Trường chạy lên Yên Bái trốn thoát thành công.

Tiểu sử Đinh Tiên Hoàng

Lý Khuê là sứ quân đang chiếm giữ vùng đất Luy Lâu bờ nam sông Đuống, đặt căn cứ ở Siêu Loại (Thuận Thành). Tuy nhiên khi đánh nhau với Đinh Bộ Lĩnh thì bị thua thảm hại và vong mạng ở làng Dương Xá (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội).

Đầu năm 968, sau khi chiếm lại vùng Bắc Ninh, vốn do các sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh mang toàn quân về Siêu Loại, giao cho Đinh Liễn và Nguyễn Bặc ba ngàn quân để tiến đánh sứ quân Lã Đường. Lã Đường chủ trương di tản quân, đóng giữ ở những chỗ hiểm yếu rậm rạp vùng bùn lầy. Hễ quân của Đinh Bộ Lĩnh đi đông đảo thì tránh, còn nếu đi lẻ là chặn đánh du kích rồi lại bỏ chạy. Nguyễn Bặc bày kế cho quân đội tập trung, tập kích quân lương tiếp vận của Lã Đường. Trong vòng 7 ngày, vòng đai phòng thủ bên ngoài của quân Lã Đường bị tiêu diệt hoàn toàn, Đinh Liễn, Nguyễn Bặc đánh thẳng vào trung tâm, bắt được Lã Đường rồi chém chết tại chỗ.

Đối với các sứ quân còn lại, Đinh Bộ Lĩnh đã khôn khéo sử dụng kế chiêu hàng, khiến các sứ quân còn lại phải đầu hàng. Nhờ công dẹp loạn 12 sứ quân, người đời đã xưng tụng ông là Vạn Thắng Vương. 

Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, khai sinh ra Đại Cồ Việt

Vào năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Ông cho đặt quốc hiệu của đất nước là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đào hào, đắp thành, xây cung điện, đặt triều nghi.

Đinh Tiên Hoàng phong cho Nguyễn Bặc là Định Quốc công, Đinh Điền là Ngoại giáp, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được làm Sùng chân uy nghi và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương. Ông còn lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông.

Tiểu sử Đinh Tiên Hoàng

Việc Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư mà không chọn Cổ Loa của nhà Ngô hay Đại La của thời Bắc thuộc được xem là quyết định vô cùng khôn ngoan. Bởi vì với hoàn cảnh đương thời, sau nhiều năm loạn lạc thì cố đô Hoa Lư là địa điểm chiến lược, nằm ở trung tâm đất nước thời kỳ bấy giờ, khống chế được cả khu vực sơn cước từ Thanh Hóa đổ ra, sông Đà đổ xuống. Cộng thêm với địa thế vừa hùng vừa hiểm trở có thể cầm cự lâu dài với Trung Hoa. Vậy nên nếu có cuộc xâm lăng nào đến từ phía Bắc sẽ khó có thể công phá.

Cái chết của vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ hiện nay

Đinh Tiên Hoàng có người con trai trưởng là Đinh Liễn, tuy nhiên ông lại lập con út là Hạng Lang làm Thái tử do yêu mến hơn. Vì vậy vào thời điểm đầu năm Kỷ Mão 979, Đinh Liễn tức giận đã sai người giết chết Hạng Lang. Theo như chính sử ghi lại, tháng 11 (âm lịch) cùng năm, một viên hoạn quan là Đỗ Thích đã nằm mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Ông được an táng ở sơn lăng Trường Yên, kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay.

Tiểu sử Đinh Tiên Hoàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *