Tiểu sử Ngô Quyền

Tiểu sử Ngô Quyền – Vị anh hùng dân tộc đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

Ngô Quyền là vị vua nhà Ngô đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ông chính là người đã lãnh đạo quần chúng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra kỷ nguyên thoát khỏi hoàn toàn ách đô hộ của Trung Quốc.

Tiểu sử Ngô Quyền là ai?

Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (tức ngày 17 tháng 4 năm 898 dương lịch) tại Đường Lâm, Ái Châu (nay là Ba Vì, Hà Nội). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình hào trưởng vô cùng có thế lực ở địa phương. Cha của ông là Ngô Mân, giữ chức vụ Châu mục của Đường Lâm, còn mẹ ông là một người phụ nữ họ Phạm sống trong vùng. 

Tiểu sử Ngô Quyền

Ngay từ khi còn nhỏ, Ngô Quyền đã được cha giáo dục vô cùng cẩn thận, rèn luyện văn võ song toàn, được dạy dỗ về lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất. Chính vì lẽ đó mà khi lớn lên ông tỏ rõ mình là một người trí dũng, khẳng khái, khôi ngô tuấn tú, có chí lớn. Ông chăm chỉ rèn luyện võ thuật mỗi ngày để chờ thời cơ có thể vùng dậy khởi binh đánh đuổi quân xâm lược đang đô hộ nước ta.

Sự nghiệp của Ngô Quyền

Thời bấy giờ, nhà Đường ở Trung Quốc đang là nhà nước cai trị trực tiếp nước Việt Nam ta. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường lại đang gặp phải khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, khi phải đối phó với hai cuộc khởi nghĩa lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Đến năm 907, nhà Đường bị diệt vong, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu tên là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nên nhà nước Nam Hán, tiếp tục cai trị và đô hộ Việt Nam.

Năm 905, thừa lúc nhà Đường khi đó đang có loạn, một thổ hào người Việt tên là Khúc Thừa Dụ đã nổi lên tập hợp binh mã để đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, tự xưng là Tiết độ sứ. Đến năm 907, Khúc Thừa Dụ không may lâm trọng bệnh mà qua đời, con trai ông là Khúc Hạo lên nắm quyền thay cha. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ để sang dò xét nhà Nam Hán. 

Tiểu sử Ngô Quyền

Đến năm 917, Khúc Hạo qua đời, Khúc Thừa Mỹ lên thay cha nắm quyền, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nhà Lương hiện tại và nhà Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung vô cùng tức giận, xua quân chiếm cứ quận Giao Chỉ của nước ta. Đến năm 923, tướng Nam Hán là Lý Khắc Chính đem binh mã tấn công, bắt được Khúc Thừa Mỹ, hắn ta chiếm được Giao Chỉ và ở lại tại đây một thời gian.

Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) tên là Dương Đình Nghệ nuôi đến 3000 người con nuôi, với mưu đồ phục quốc, thoát khỏi ách đô hộ của nhà Nam Hán. Ngô Quyền khi đó là một trong những người con nuôi của Dương Đình Nghệ, lớn lên làm nha tướng cho ông, được ông hứa gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của nhà họ Dương. Đến năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh khởi nghĩa từ Thanh Hóa ra Bắc để đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, tự xưng là Tiết độ sứ. 

Đến năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn đã tạo phản, sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kỳ Tự chủ của nước ta. Thế nhưng Kiều Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của hắn bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Do đó khi bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu với nhà Nam Hán. Ngô Quyền biết tin đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. 

Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán

Sau khi đã giết được Kiều Công Tiễn vào năm 938, Ngô Quyền nhận định nhà Nam Hán sẽ đem quân đến để lấy cớ xâm lược và tiêu diệt. Ông dự đoán rằng quân địch sẽ tiến công vào nước ta theo cửa sông Bạch Đằng, vì thế mà ông đã đưa ra một kế sách vô cùng tài tình, lợi dụng quy luật thủy triều để có thể đánh giặc.

Lợi dụng khi thủy triều xuống thấp, Ngô Quyền sai người làm một trận địa cọc gỗ đầu bịt sắt để đóng sâu xuống lòng sông. Khi chiến thuyền của giặc bắt đầu hùng hổ tiến vào cửa sông Bạch Đằng, quân ta sẽ nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc. Quả nhiên tướng địch khi đó là Lưu Hoằng Tháo đã cắn câu, liên tục cho thuyền tiến lên phía trước. 

Tiểu sử Ngô Quyền

Chờ khi thủy triều xuống, Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy quân từ ba phía đánh ập vào các thuyền địch. Quân giặc bị tấn công bất ngờ định quay đầu bỏ chạy ra biển thế nhưng không kịp, thủy triều rút đã làm các cọc nhọn nhô đầu đâm nát vào mạn thuyền. Cửa sông Bạch Đằng trở thành mồ chôn quân xâm lược, quân địch rơi xuống biển chết đuối vô số kể, tướng giặc Hoằng Tháo bị bắt và xử tử tại chỗ. Vua Nam Hán là Lưu Cung quá sợ hãi và đau xót khi mất con trai, đành phải rút quân khỏi biên giới nước ta và từ bỏ giấc mộng xâm lăng.

Ngô Quyền xưng vương và cai trị đất nước

Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán với nước ta, đồng thời cũng kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai của Việt Nam. Ngày 1 tháng 2 năm 939 dương lịch, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô, tự xưng là Ngô Vương, xây dựng nhà nước tự chủ đầu tiên của Việt Nam sau khi thời kỳ Bắc thuộc kết thúc.

Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền không đóng đô ở vị trí cũ của nhà Đường như họ Khúc hay Dương Đình Nghệ làm nữa mà chuyển kinh đô lên Cổ Loa thuộc Phong Châu (thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên cũ). Lý giải cho việc Ngô Quyền không chọn thành Đại La sầm uất và có truyền thống nhiều thế kỷ làm trung tâm chính trị trước đó, các sử gia cho rằng có 2 nguyên nhân: Do lòng tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Bên cạnh đó, phần vì ý thức dân tộc trỗi dậy, tiếp nối truyền thống của ông cha ta, cho nên Ngô Quyền lựa chọn quay về với kinh đô cũ thời Âu Lạc, biểu hiện cho ý chí đoạn tuyệt với thành Đại La do phương Bắc sáng lập.

Tiểu sử Ngô Quyền

Hơn nữa, thành Đại La trong nhiều năm là trung tâm cai trị của các triều đình Trung Hoa đô hộ Việt Nam. Đây là nơi mang nhiều dấu vết cả về tự nhiên và xã hội của phương Bắc, đồng thời một số thế lực phương Bắc vẫn còn ẩn náu trong thành với vai trò là quần chúng nhân dân. Vậy nên lực lượng này dễ thực hiện trở thành nội ứng tiếp tay cho quân địch khi chúng từ phương Bắc kéo xuống trở lại, điển hình đó là việc Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng bị thất bại và bị quân Nam Hán bắt về Phiên Ngung. Rút kinh nghiệm từ thất bại của Khúc Thừa Mỹ, cho nên Ngô Quyền quyết không chọn Đại La để làm kinh đô.

Ngô Quyền mất và đền thờ của ông ngày nay

Ngô Quyền mất ngày 18 tháng 1 năm Giáp Thìn (tức ngày 14 tháng 2 năm 944), hưởng dương 47 tuổi. Trước khi chết ông đã di chúc cho Dương Tam Kha phò tá con của mình là Ngô Xương Ngập. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách và người đời xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương mà thôi. 

Tiểu sử Ngô Quyền

Hiện nay ở làng Đường Lâm (Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội) có đền và lăng thờ của Ngô Quyền. Ngoài ra còn có gần 50 nơi khác có liên quan đều thờ Ngô Quyền và các tướng lĩnh thuộc triều đại Tiền Ngô Vương. Đền thờ và lăng của Ngô Quyền là một địa chỉ du lịch và tâm linh vô cùng nổi tiếng. Đền được xây dựng bằng gạch, được lợp ngói mũi hài, quay về hướng đông, có tường rào bao quanh. Qua cổng tam quan, hai bên có tả mạc, hữu mạc, mỗi dãy nhà bao gồm năm gian nhỏ. Đại bái có hoành phi khắc bốn chữ “Tiền Vương bất vọng”. Ngày nay tòa đại bái này vẫn được dùng làm phòng trưng bày về thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền và đồng thời trở thành nhà triển lãm chiến thắng Bạch Đằng để cho người dân vào tham quan, học hỏi lịch sử.

 

Viết một bình luận