Đại tướng Phan Văn Giang là một vị tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông hiện đang giữ chức vụ Bộ trưởng bộ quốc phòng, có nhiều công lao và đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Tiểu sử Đại tướng Phan Văn Giang
Đại tướng Phan Văn Giang sinh ngày 14 tháng 10 năm 1960, quê quán xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông được biết đến với vai trò là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.
Quá trình công tác của Đại tướng Phan Văn Giang
Tháng 8 năm 1978, Đại tướng Phan Văn Giang nhập ngũ, là chiến sĩ thông tin thuộc Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 677, Sư đoàn 346.
Tháng 2 năm 1979, khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, ông chiến đấu ở điểm cao 893 bản Pát, thuộc xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Ngày 20 tháng 11 năm 1979, Đại tướng Phan Văn Giang được cấp trên cho đi ôn văn hóa để thi vào Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp.
Tháng 8 năm 1980, ông được gọi vào Trường Cao đẳng Tăng – Thiết giáp để học nhưng chưa kịp học thì lại được gọi vào Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp.
Ngày 4 tháng 12 năm 1982, Đại tướng Phan Văn Giang được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 9 năm 1983, ông tốt nghiệp Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp; ông được phong quân hàm Trung úy, được điều động về công tác tại Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 và giữ chức Trung đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1037.
Ngày 4 tháng 6 năm 1984, Đại tướng Phan Văn Giang trở thành đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 10 năm 1984, ông trở thành Đại đội phó Kỹ thuật Đại đội 1, Tiểu đoàn 1037.
Tháng 6 năm 1985, ông được thăng quân hàm từ Trung úy lên Thượng úy.
Tháng 5 năm 1986, Đại tướng Phan Văn Giang được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Chi bộ, Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 1037.
Tháng 6 năm 1988, ông được thăng quân hàm từ Thượng úy lên Đại úy.
Tháng 4 năm 1989, ông được bổ nhiệm giữ chức Đảng ủy viên Tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Tiểu đoàn 1037.
Tháng 7 năm 1992, Đại tướng Phan Văn Giang được thăng quân hàm từ Đại úy lên Thiếu tá.
Tháng 10 năm 1993, ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Phòng Tham mưu, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Tháng 4 năm 1996, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Tháng 8 năm 1997, Đại tướng Phan Văn Giang được thăng quân hàm từ Thiếu tá lên Trung tá.
Tháng 9 năm 1997, ông trở thành Đảng ủy viên Trung đoàn, Phó Trung đoàn trưởng – Tham mưu trưởng Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Tháng 12 năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Tháng 8 năm 2001, Đại tướng Phan Văn Giang được bổ nhiệm giữ chức Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Tháng 9 năm 2001, ông được thăng quân hàm từ Trung tá lên Thượng tá.
Tháng 6 năm 2003, ông trở thành Đảng ủy viên Sư đoàn, Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Tháng 11 năm 2003, Đại tướng Phan Văn Giang được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Sư đoàn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Tháng 9 năm 2005, ông được thăng quân hàm từ Thượng tá lên Đại tá.
Tháng 8 năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Đảng ủy viên Quân đoàn, Phó Tư lệnh về Quân sự Quân đoàn 1.
Tháng 2 năm 2009, Đại tướng Phan Văn Giang trở thành Đảng ủy viên Quân đoàn, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.
Tháng 6 năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Quân đoàn, Tư lệnh Quân đoàn 1.
Tháng 8 năm 2010, Đại tướng Phan Văn Giang được thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.
Tháng 10 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu – Cơ quan Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 9 năm 2013, ông được thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng.
Tháng 3 năm 2014, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Quân khu 1, đồng thời là Ủy viên Quân ủy Trung ương.
Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đại tướng Phan Văn Giang được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.
Ngày 12 tháng 4 năm 2016, tại Quyết định số 605/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm Đại tướng Phan Văn Giang giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Ngày 17 tháng 5 năm 2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định số 955/QĐ-CTN bổ nhiệm Đại tướng Phan Văn Giang giữ chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; ông cũng đồng thời là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ngày 1 tháng 9 năm 2017, Đại tướng Phan Văn Giang được thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng.
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.
Ngày 31 tháng 1 năm 2021, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu vào Bộ Chính trị.
Ngày 8 tháng 4 năm 2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021, Đại tướng Phan Văn Giang được bầu làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Ngày 12 tháng 7 năm 2021, Đại tướng Phan Văn Giang được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc quyết định thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng.
Ngày 28 tháng 7 năm 2021, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV, đã phê chuẩn, được Chủ tịch nước bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Chính phủ Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Ngày 25 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg, bổ nhiệm Đại tướng Phan Văn Giang làm Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Trưởng Tiểu ban An sinh xã hội.
Những huân, huy chương mà Đại tướng Phan Văn Giang đã đạt được
Nhờ vào những thành tích xuất sắc của mình, Đại tướng Phan Văn Giang đã vinh dự nhận được rất nhiều huân, huy chương cao quý, có thể kể đến như:
– Huân chương Quân công hạng Nhất
– Huân chương Quân công hạng Ba
– Huân chương Chiến công hạng Nhất
– Huân chương Chiến công hạng Nhì
– Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
– Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
– Huy chương Quân kỳ quyết thắng
– Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
– Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì
– Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba
– Huân chương Hoàng gia Sahametrei hạng Nhất của Vương quốc Campuchia
– Huân chương Hữu nghị của Liên bang Nga
– Huân chương Tự do hạng Nhất, Nhì, Ba của CHDCND Lào
– Huân chương Playa Girón của Cộng hòa Cuba