Tiểu sử Nguyễn Minh Triết – Vị chính trị gia, nguyên chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tiểu sử Nguyễn Minh Triết

Nguyễn Minh Triết là một chính trị gia người Việt Nam. Ông vốn là chủ tịch nước thứ 6 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có một số đóng góp và thành tựu cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Tiểu sử Nguyễn Minh Triết là ai?

Đồng chí Nguyễn Minh Triết sinh ngày 08/10/1942 tại Phú An, Bến Cát, Bình Dương, Việt Nam, trong một gia đình nông dân trung lưu. Ông được biết đến với vai trò là một nhà chính trị, nguyên chủ tịch nước thứ 6 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhiệm kỳ từ 24 tháng 6 năm 2006 cho đến 25 tháng 7 năm 2011).

Tiểu sử Nguyễn Minh Triết

Trước khi trở thành Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Minh Triết nguyên là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào cuối tháng 3 năm 2006, trong danh sách Bộ Chính trị, ông được xếp đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh và Nguyễn Tấn Dũng). Trước đó 5 năm, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, trong danh sách Bộ Chính trị, ông cũng được xếp đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương và Phan Văn Khải).

Thời niên thiếu, đồng chí Nguyễn Minh Triết được cha mẹ nuôi dạy đàng hoàng, cho ăn học đầy đủ. Năm 1957, ông lên Sài Gòn, theo học tại trường Trung học Petrus Ký, một trường trung học rất có tiếng thời bấy giờ. Sau khi tốt nghiệp Tú tài vào năm 1960, ông theo học khoa Toán trường Đại học Khoa học Sài Gòn trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình.

Sự nghiệp chính trị của đồng chí Nguyễn Minh Triết

Trong thời gian theo học tại trường Đại học khoa học Sài Gòn, đồng chí Nguyễn Minh Triết tham gia phong trào sinh viên, học sinh Sài Gòn chống lại chính quyền của Ngô Đình Diệm. Ông nằm vùng tại Sài Gòn, gia nhập Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam, một tổ chức thanh niên bí mật do Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo.

Tháng 11 năm 1963, đồng chí Nguyễn Minh Triết thoát ly ra chiến khu, công tác ở Khu Sài Gòn – Gia Định. Sau đó ông công tác văn thư kế toán, làm cán bộ nghiên cứu tại Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng (Ban thanh vận Trung ương Cục miền Nam).

Tiểu sử Nguyễn Minh Triết

Ngày 30 tháng 3 năm 1965, đồng chí Nguyễn Minh Triết được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam với bí danh là Trần Phong, hay còn gọi là anh Sáu Phong. Ngoài ra ông còn được cử làm Bí thư Đoàn thanh niên Cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam, Thường vụ Đoàn thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam, đồng thời được cử đi công tác chiến trường tại tỉnh Mỹ Tho cho đến năm 1973.

Từ năm 1974 đến tháng 8 năm 1979, đồng chí Nguyễn Minh Triết làm Phó Văn phòng Trung ương Đoàn, Phó Ban thanh niên xung phong Trung ương Đoàn. Đến tháng 9 năm 1979, ông được cử đi học tại trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và tốt nghiệp Cử nhân ngành Lý luận chính trị tháng 7 năm 1981.

Từ tháng 7 năm 1981 đến tháng 12 năm 1987, đồng chí Nguyễn Minh Triết lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Trưởng ban Thanh niên xung phong Trung ương Đoàn, Trưởng ban Mặt trận Trung ương Đoàn, Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Tháng 1 năm 1988 đến tháng 9 năm 1989, đồng chí Nguyễn Minh Triết được điều động bổ sung làm Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé. 

Tháng 10 năm 1989 đến tháng 12 năm 1991, ông được cử làm Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé sau này là tỉnh Bình Dương và Bình Phước. 

Tiểu sử Nguyễn Minh Triết

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (diễn ra vào tháng 6 năm 1991), đồng chí Nguyễn Minh Triết được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng. Tại đại hội này, ông chính thức dùng lại tên khai sinh Nguyễn Minh Triết thay vì bí danh.

Tháng 12 năm 1991, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé và giữ chức vụ này cho đến tháng 12 năm 1996.

Tháng 7 năm 1992, đồng chí Nguyễn Minh Triết được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa IX với tư cách đại biểu của tỉnh Sông Bé. Sau đó, vào tháng 6 năm 1996, ông tái đắc cử chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.

Tháng 1 năm 1997 đến tháng 12 năm 1997, đồng chí được cử làm ủy viên Trung ương Ðảng, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh.

Tháng 12 năm 1997 đến tháng 1 năm 2000, đồng chí Nguyễn Minh Triết được Hội nghị lần thứ sáu BCHTW Ðảng (khóa VIII) bầu vào Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm 2006, đồng chí Nguyễn Minh Triết giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Ðảng được bầu vào BCH TW Ðảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (tháng 4 năm 2001), đồng thời còn được bầu làm đại biểu quốc hội khóa XI. Tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Ðảng, ông được bầu vào BCH TW Ðảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (tháng 4 năm 2006).

Tiểu sử Nguyễn Minh Triết

Đồng chí Nguyễn Minh Triết trở thành chủ tịch nước

Ngày 27 tháng 6 năm 2006, đồng chí Nguyễn Minh Triết được Quốc hội kỳ họp thứ 9 khóa XI bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau người tiền nhiệm là ông Trần Đức Lương với số phiếu cụ thể là: 464 đại biểu quốc hội thông qua; 3 ý kiến không tán thành, 3 ý kiến không biểu quyết. Kết quả bầu cử được công bố sau đó cho thấy ông Nguyễn Minh Triết chính thức trở thành tân Chủ tịch nước của Việt Nam với 94,12% số phiếu thuận.

Từ tháng 6 năm 2006 đến nay, đồng chí vẫn giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Ðại biểu QH khóa XII. Vào ngày 24 tháng 7 năm 2007, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII, ông đã tái đắc cử Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thêm một nhiệm kỳ nữa.

Đồng chí Nguyễn Minh Triết nghỉ hưu

Ngày 25 tháng 7 năm 2011, đồng chí Nguyễn Minh Triết được Quốc hội khóa XII miễn nhiệm chức Chủ tịch nước, người được chọn kế nhiệm ông là Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang. 

Tiểu sử Nguyễn Minh Triết

Sau nhiệm kỳ chủ tịch nước, ông trở về quê nhà tại tỉnh Bình Dương để sinh sống và ít khi xuất hiện trước công chúng. Nhưng đôi khi ông vẫn tham gia một số hoạt động xã hội, hoạt động của nhà nước, một số sự kiện quan trọng của quốc gia.

Trong quá trình công tác của mình, đồng chí đã nhận được Huân chương Độc lập hạng nhì và Huân chương Kháng chiến hạng nhất do nhà nước trao tặng cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông đối với sự phát triển của đất nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *